261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

10 mẹo chụp ảnh ngoạn mục trên không trung [Của Dylan Giannakopoulos]

-   Khi cùng vợ chu du khắp Bắc Mỹ hồi đầu năm nay, tôi đã tổ chức một chuyến thuê trực thăng và chụp ảnh từ trên không tại Manhattan, New York, trong giai đoạn ánh sáng giờ vàng và giờ xanh.

-  Giống với đa số các loại hình nhiếp ảnh, lên kế hoạch và nghiên cứu là hai bước quan trọng quyết định sự thành công của buổi chụp.

-   Chụp ảnh trên không trong điều kiện ánh sáng yếu có một số thách thức khá thú vị mà bạn cần lên kế hoạch để có thể vượt qua những khó khăn. Sau nhiều tháng nghiên cứu, tôi đã soạn ra một danh sách chụp và xác định rằng tôi sẽ thuê hai máy Alpha 7R II với ống kính FE 24-70mm F2.8 GM và ống kính Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA của Sony. Nhưng dĩ nhiên, dù bạn lên kế hoạch kỹ đến mức nào thì vẫn có những vấn đề không lường trước phát sinh.

-   Dưới đây là những gì tôi đã rút ra được.
 
Alpha 7R II | FE 24-70 mm F2.8 GM | 45 mm | 1/250 giây | F2.8 | ISO 3200
 
1. Chụp mở rộng
 
-   Có lẽ bạn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng trong suốt chuyến bay, tôi chụp cả FE 24-70 mm F2.8 GM và Distagon T* FE 35 mm F1.4 ZA với khẩu độ mở rộng. Khi nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh, thường họ sẽ giảm bớt khẩu độ ống kính để tối đa hóa độ sâu trường ảnh. Các nhiếp ảnh gia muốn có độ sâu trường ảnh nông hoặc chụp ảnh thiên văn hay sử dụng kính góc rộng và nhanh. Cũng giống như chụp ảnh thiên văn, khi bạn chụp từ trực thăng, khoảng cách từ điểm lấy nét vẫn lớn kể cả ở khẩu độ F1.4, phần lớn cảnh, nếu không phải là toàn bộ cảnh đều được lấy nét. Điều này cho phép bạn hạ ISO và tăng tốc độ màn trập, giảm nhiễu và nhòe do chuyển động.

-   Chụp mở rộng có ưu điểm nhưng cũng có những khuyết điểm. Vì trước đây, tôi chưa bao giờ sử dụng Distagon T* FE 35 mm F1.4 ZA nên chỉ đến khi mở tệp trong Lightroom, tôi mới biết độ mờ ảnh ở khẩu độ F1.4 là bao nhiêu. Dù bạn có thể dễ dàng khắc phục điều này bằng một thao tác nhấp vào nút, nhưng các góc ảnh của bạn sẽ bị nhiễu hơn. Phần lớn các ống kính sẽ chỉ hoạt động tốt nhất khi giảm bớt khẩu độ. Nếu bạn dự định chụp vào giờ vàng hoặc giờ xanh như tôi, tôi khuyên bạn nên dùng ống kính vượt trội, nhanh, chất lượng cao và có thể giảm bớt khẩu độ khoảng một phần ba của một điểm dừng, nếu ánh sáng môi trường xung quanh đủ để bạn làm thế.
 
Alpha 7R II | FE 24-70 mm F2.8 GM | 30 mm | 1/250 giây | F2.8 | ISO 2000
 
2. Lựa chọn ống kính dựa trên điều kiện ánh sáng của khu vực bạn dự định chụp
 
-   Mỗi công ty có một quy định khác nhau nhưng nếu cửa trực thăng đã được gỡ bỏ, bạn không thể đổi ống kính trong khi bay vì lý do an toàn. Chính vì vậy bạn phải cân nhắc chọn ống kính thật kỹ trước khi bay. Tôi biết trong nửa đầu chuyến bay, khi vẫn còn đủ ánh sáng xung quanh, ống kính 24-70 mm F2.8 là lựa chọn hàng đầu. Tôi thích dùng ống kính vượt trội, tuy nhiên, khả năng zoom hóa ra lại cực kỳ hữu ích. Tôi rất muốn chụp bằng ống kính đó trong cả chuyến bay nhưng khi ánh sáng bắt đầu tối dần, tôi cần chuyển sang ống kính Distagon T* FE 35 mm F1.4 ZA để tránh sử dụng ISO cao quá mức.

-   Tôi khá khó chịu khi chỉ được dùng tiêu cự cố định trong nửa sau chuyến bay và tôi ước mình có mang ống kính 85 mm F1.4. Khi xem lại ảnh và ngắm tiêu cự yêu thích, tôi không hối tiếc với lựa chọn ống kính của mình, dù rằng nếu có ống kính và thân máy ảnh thứ ba để dùng nữa thì tốt. Ống kính vượt trội và ống kính zoom đều có vị trí nhất định trong chụp ảnh từ trên không. Việc quyết định nên mang theo ống kính nào phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ánh sáng của khu vực bạn dự định chụp.
 
Alpha 7R II | FE 24-70 mm F2.8 GM | 52 mm | 1/250 giây | F2.8 | ISO 3200
 
3. Tận dụng các chế độ chụp liên tục
 
-   Dù chụp chủ thể tĩnh, nhưng vì trực thăng liên tục di chuyển, bạn vẫn có thể áp dụng các nguyên lý dùng cho chụp ảnh thể thao hoặc đối tượng chuyển động. Đối với chuyến bay này, tôi đặt cả hai máy ảnh ở chế độ Chụp liên tục ‘Cao’. Nhờ chọn chế độ chụp này thay vì chụp từng khung hình, tôi sẽ có một loạt ảnh, cho phép tôi linh hoạt trong việc chọn khung hình ít bị nhòe do chuyển động nhất và có bố cục đẹp. Khi xem lại ảnh sau chuyến bay, có vài trường hợp tôi có thêm ảnh để chọn và cứu được một bức hình suýt phải bỏ đi.

-   Một vấn đề tôi gặp phải đó là không lường trước được bộ đệm trên hai máy ảnh lại nhanh đầy như vậy. Alpha 7R II có cảm biến 42 megapixel cực ấn tượng, tạo ra các tệp rất lớn khi chụp ở định dạng RAW không nén. Có một vài trường hợp tôi không thể xem lại hình ảnh hoặc bỏ lỡ một lần chụp cụ thể do bộ đệm không xóa kịp. Để khắc phục, tôi thay đổi cài đặt sang Chụp liên tục ‘Thấp’ và luân phiên sử dụng hai máy ảnh để hạn chế vấn đề này. Tôi khuyên bạn hãy kiểm tra dung lượng bộ đệm máy ảnh trước khi thực hiện chuyến bay.
 
Alpha 7R II | FE 24-70 mm F2.8 GM | 70 mm | 1/250 giây | F2.8 | ISO 3200
 
4. Đặt tốc độ màn trập chỉ vừa đủ nhanh
 
-   Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã bắt gặp nhiều ý kiến trái chiều về tốc độ màn trập tối thiểu cần sử dụng.

Thực tế là, khi chụp từ trên không, không có nguyên tắc bất di bất dịch nào hết.

-   Tiêu cự, kích thước của cảm biến, loại máy bay, điều kiện thời tiết và nhiều yếu tố khác đều ảnh hưởng đến tốc độ màn trập tối thiểu cần thiết để chụp những bức ảnh không bị nhòe do chuyển động.

-   Vào ngày chúng tôi bay, thời tiết rất xấu nhưng phi công của chúng tôi đã cố gắng hết sức để trực thăng bay ổn định. Kế hoạch của tôi là bắt đầu ở tốc độ màn trập 1/250 và chụp thử vài tấm để xác định xem nên đặt tốc độ màn trập là bao nhiêu. Cuối cùng, phần lớn chuyến bay tôi sử dụng tốc độ 1/250, tuy nhiên, tôi vẫn điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khi cần.
 
Alpha 7R II | FE 24-70 mm F2.8 GM | 70 mm | 1/160 giây | F2.8 | ISO 8000
 
5. Tận dụng khả năng ổn định hình ảnh
 
-   Khả năng ổn định hình ảnh (IS) là tính năng đột phá trong thế giới nhiếp ảnh. IS giúp ngăn chặn hiện tượng nhòe do chuyển động, cho phép bạn giảm tốc độ màn trập bằng nhiều điểm dừng. Có hai loại IS, ổn định bằng cảm biến và ổn định bằng ống kính. Ổn định bằng ống kính phổ biến hơn. Cả hai ống kính tôi sử dụng trên chuyến bay này đều không tích hợp sẵn khả năng ổn định hình ảnh. May thay, Alpha 7R II có tích hợp sẵn khả năng ổn định hình ảnh 5 trục.

-   Ổn định bằng cảm biến đã giảm độ rung của trực thăng rất nhiều và giảm hiện tượng nhòe do chuyển động. Có thể giảm tốc độ màn trập và có thêm vài điểm dừng ánh sáng là điểm khác biệt giữa chụp ở ISO 3200 thay vì ISO 8000.

-   Tôi luôn khuyên bạn nên sử dụng ống kính hoặc thân máy ảnh chống rung thay vì ống kính hoặc thân máy ảnh không chống rung.
 
Alpha 7R II | Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA | 35 mm | 1/100 sec | F1.4 | ISO 6400
 
6. Tính linh hoạt là rất quan trọng
 
-   Khi bạn đầu tư thời gian, tiền bạc và nguồn lực vào một sự án, việc lên kế hoạch là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cuộc sống rất khó lường, điều cốt yếu là phải nhớ tận dụng tối đa mọi tình huống và linh hoạt. Trước chuyến bay vài tuần, tôi phát hiện ra xung quanh Tháp Trump của Tổng thống Donald Trump ở New York là vùng cấm bay. Vùng cấm bay này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch của tôi và tôi sẽ không thể chụp được một số kiểu ảnh. Ngày bay đã cận kề, tôi phân vân giữa hai lựa chọn: tôi sẽ mang ống kính chụp tele và cố gắng chụp các tòa nhà trong vùng cấm bay từ khoảng cách khá xa hay tôi cứ làm theo kế hoạch ban đầu và bỏ ngoài tai lệnh cấm?

-   May là tôi chọn cách sau vì tôi không lường trước được ba sân bay xung quanh có ảnh hưởng thế nào đến chuyến bay của tôi. Do hướng gió, một số vùng cụ thể của New York trở thành vùng cấm bay và đài kiểm soát không lưu điều khiển các chuyến bay tránh các khu vực này. Điều này khiến tôi hoàn toàn không có khả năng chụp các tòa nhà đó từ xa. Tôi cũng phát hiện ra rằng đài kiểm soát không lưu còn hạn chế độ cao và lộ trình bay. Trong cái rủi có cái may, tôi buộc phải chụp các địa điểm và tòa nhà từ những góc nhìn khác một cách sáng tạo. Lời khuyên của tôi là hãy lập kế hoạch, nhưng đừng nản lòng nếu mọi chuyện không diễn ra đúng như bạn muốn. Thay vào đó, hãy cứ chụp cũng như tìm tòi những bố cục thú vị và độc nhất vô nhị.
 
Alpha 7R II | FE 24-70 mm F2.8 GM | 43 mm | 1/250 giây | F2.8 | ISO 3200
 
7. Lên kế hoạch để thành công
 
-   Trong đa số các phương diện của nhiếp ảnh, bạn càng lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kĩ bao nhiêu thì cơ hội thành công của bạn càng cao bấy nhiêu. Chụp ảnh từ trên không chắc chắn cũng không phải là ngoại lệ và thực tế thì loại hình nhiếp ảnh này phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch chi tiết và thấu đáo. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch gần 6 tháng trước khi bay. Tôi bắt đầu nghiên cứu bằng cách tìm kiếm hình ảnh mà các nhiếp ảnh gia khác đã chụp trên những chuyến bay khắp New York của họ. Nghiên cứu này cho phép tôi biết diện mạo của thành phố không chỉ từ các góc nhìn khác nhau trên không mà còn hiểu điều kiện ánh sáng khác nhau trong giờ vàng và giờ xanh định hình thành phố ra sao, thay đổi diện mạo và cảm nhận về thành phố như thế nào. Qua nghiên cứu này, tôi có thể xác định hình ảnh cụ thể mà tôi muốn chụp phải được chụp tại thời điểm nhất định.

-   Nhờ ứng dụng PhotoPills, tôi có thể tìm ra thời điểm và khoảng thời gian có điều kiện ánh sáng đó cũng như hướng mặt trời lặn. Các trang như 500px cung cấp cho nhiếp ảnh gia tùy chọn hiển thị siêu dữ liệu Exif, nhờ thế tôi biết được tiêu cự và cài đặt máy ảnh thường được sử dụng. Thông tin này cũng hỗ trợ quá trình chọn ống kính. Tôi tổng hợp nghiên cứu và tạo danh sách chụp, thường bao gồm 14 hình ảnh khác nhau mà tôi muốn chụp. Trong mỗi mục chụp, tôi dùng nhiều hình ảnh tham chiếu và viết mô tả ngắn gọn để minh họa cho mục tiêu chụp. Ngay trước chuyến bay, tôi có buổi thảo luận với phi công và đây là lúc tôi trao đổi chi tiết kế hoạch của mình.

-   Việc truyền đạt và giải thích rõ ràng kế hoạch cho phi công sẽ ảnh hưởng đến thành công của chuyến bay vì vậy hãy bỏ thời gian để lên kế hoạch chi tiết chuyến bay và chuẩn bị danh sách chụp nhé.
 
Alpha 7R II | Distagon T* FE 35 mm F1.4 ZA | 35 mm | 1/250 giây | F1.4 | ISO 2500
 
8. Nếu bạn không sở hữu, hãy thuê!
 
-   Tôi tìm đến các công ty cho thuê khi tôi cần một loại ống kính hoặc máy ảnh nhất định mà tôi không có. Chi phí thuê thường rất phải chăng. Nếu đó không phải là thiết bị bạn cần thuê thường xuyên thì phương án này rất kinh tế. Không may là chụp ảnh từ trên không là hoạt động rất tốn kém và rất ít người có thể thực hiện thường xuyên. Để tận dụng tối đa cơ hội, bạn nên chi nhiều tiền hơn và sử dụng thiết bị tốt nhất có thể.

-   Thay vì dùng máy ảnh Alpha 7 II của mình, tôi thuê hai thân máy Alpha 7R II. Cảm biến 42 megapixel không chỉ cho tôi cơ hội in ảnh có định dạng lớn hơn với nhiều không gian để xén ảnh hơn mà còn tạo ra các bức ảnh rõ nét hơn khi chụp ở ISO cao hơn với dải tần rộng lớn hơn. Nhìn chung, tôi rất mừng vì đã quyết định đi thuê vì nếu không, tôi đã không thể đạt được kết quả như vậy khi dùng với máy có sẵn.
 
Alpha 7R II | Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA | 35 mm | 1/250 sec | F1.4 | ISO 2000
 
9. An toàn là trên hết
 
-   Khi ngồi trên trực thăng đã dỡ bỏ cửa, điều quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo rằng tất cả thiết bị đều gắn chắc chắn lên người. Bất kỳ vật nào có thể bị tuột như nắp đậy ống kính hoặc loa che nắng đều phải tháo ra trước khi bay để đảm bảo an toàn, không chỉ cho bản thân bạn mà còn cho mọi người ở dưới mặt đất. Đảm bảo rằng máy ảnh gắn chắc chắn trên người trong khi vẫn có thể thao tác linh hoạt là rất quan trọng, bạn cần cực kỳ chú ý đến vấn đề này.

-   Tôi phát hiện ra Đai đeo hai máy ảnh Black Rapid là giải pháp tuyệt vời. Khác với dây đeo thường treo máy ảnh quanh cổ bạn hoặc đeo chéo trên người, bộ đai này tương tự như ba lô và máy ảnh sẽ treo ở một bên sườn. Một trong những tính năng thú vị của bộ đai này là Kẹp bảo vệ móc khóa Lockstar, cung cấp thêm một cơ chế bảo vệ, giảm bớt khả năng máy ảnh bị tuột ra khỏi móc khóa.
 
Alpha 7R II | Distagon T* FE 35 mm F1.4 ZA | 35 mm | 1/250 giây | F1.4 | ISO 3200
 
10. Hãy tháo dỡ cửa!
 
-   Nếu bạn định thuê máy bay, hãy nhớ kiểm tra xem họ có thực hiện các chuyến bay ‘không cửa’ hay không. Tháo dỡ cửa nghe có vẻ đáng sợ nhưng đó là cách duy nhất để bạn có thể chụp từ trực thăng mà không gặp cản trở. Nếu vẫn để cửa, bạn sẽ bị hạn chế trong việc chọn bố cục và ảnh của bạn sẽ có những hình phản chiếu xấu xí.
Trích nguồn: sony.com.vn

Các bài viết khác

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

27/03/2024
Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

23/03/2024
Chat zalo: 0944320120