261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách Chụp Ảnh Cánh Hoa Rơi Tuyệt Đẹp

- Những cánh hoa rơi từ trên cây là một trong những cảnh thoáng qua có thể mang lại những tấm ảnh bất hủ. Sau đây là cách bạn có thể hoàn thiện ảnh chụp chúng, cho dù đó là trên hậu cảnh tối hay ở điều kiện ngược sáng.

Cảnh 1: Hiệu ứng bokeh tele trên hậu cảnh tối

EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm/ Manual exposure (f/9, 1/400 sec)/ ISO 160
Người chụp: Takashi Karaki


Câu chuyện đằng sau ảnh này

- Hoa đẹp khi nở rộ, nhưng chúng cũng có thể trông rất ấn tượng khi tung bay trong gió khi rơi xuống. Trong văn hóa Nhật Bản, một hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao về mùa xuân là hình ảnh “hanafubuki”—những cánh hoa anh đào rơi, và đây là điều tôi muốn thể hiện trong ảnh của mình.

Kỹ thuật 1: Tìm một hậu cảnh tối để làm cho những cánh hoa trở nên nổi bật

- Chúng ta có xu hướng chỉ chú ý đến đối tượng khi chúng ta chụp, nhưng hậu cảnh cũng rất quan trọng. Những cánh hoa anh đào màu nhạt sẽ trở nên vô hình nếu hậu cảnh quá sáng, như ảnh bên dưới cho thấy.

- Những cánh hoa nhạt màu sẽ không nổi bật trên nền nhạt. Để mang lại sự tương phản đầy đủ, hãy chọn một địa điểm có hậu cảnh tối.

Kỹ thuật 2: Sử dụng độ dài tiêu cự siêu tele để biến những cánh hoa rơi thành bokeh tròn

- Để tạo ra cảm giác mơ màng và làm cho hoa anh đào rơi trông giống như tuyết rơi, tôi quyết định biến chúng thành những vòng tròn bokeh. Điều này cũng thu hút thêm sự chú ý vào chúng. Độ dài tiêu cự càng dài, hiệu ứng bokeh càng rõ. Khi cân nhắc sự cân bằng với các yếu tố khác trong cảnh, tôi cảm thấy đạt được kết quả tốt nhất ở 400mm.

Chụp ở 100 mm

- Ở độ dài tiêu cự ngắn hơn, những cánh hoa rơi sẽ trông quá nhỏ và hiệu ứng bokeh được tạo ra từ chúng sẽ không rõ.

Hãy nhớ: Bạn đang thực sự biến những cánh hoa rơi thành hiệu ứng bokeh tiền cảnh. Nhớ lấy nét ở một nơi nào đó ở phía sau để làm mất nét phía trước. Ở đây, tôi chụp chụp một con đường có cây, và lấy nét ở những cây ở mãi đằng sau.

Bước cuối cùng: Sử dụng tốc độ cửa trập cao để đóng băng các cánh hoa rơi

- Một khi bạn đã cố định vị trí chụp và khung hình, bạn chỉ cần chờ hoa bắt đầu rơi. Để bóng băng những cánh hoa nhỏ như hoa anh đào, bạn cần một tốc độ cửa trập ít nhất là 1/400 giây. (Jiro Tateno tìm hiểu tốc độ cửa trập trong Cảnh 2 bên dưới)

- Nếu bạn chụp hoa anh đào đúng lúc và hiệu ứng bokeh trông vừa phải, bạn sẽ có được cùng cảm giác bất hủ, lãng mạn với cánh hoa rơi vào mùa xuân.

 

Cảnh 2: Góc rộng ở điều kiện ngược sáng với ít hiệu ứng nhòe chuyển động

EOS 5D Mark IV/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 27mm/ Manual exposure (f/11, 1/160 giây)/ ISO 320/ WB: 4.900K
Người chụp: Jiro Tateno

- Trong Cảnh 1, chúng ta đã biết rằng những cánh hoa màu nhạt thường không nổi bật trên nền nhạt. Tuy nhiên, nếu có điều kiện ánh sáng phù hợp, bạn có thể có đủ độ tương phản để có ảnh đẹp trên hậu cảnh màu nhạt.

Câu chuyện đằng sau ảnh này

- Bị gió thổi bay từ những cành cây, những cánh hoa anh đào đang rơi này lấp lánh ở điều kiện ngược sáng với ánh nắng chiều muộn, biến một cảnh lẽ ra bình thường thành một cảnh tuyệt đẹp. Để giữ lại cảm giác ấn tượng này, tôi thử nghiệm với các tốc độ cửa trập khác nhau để xem tốc độ nào làm cho những bông hoa nổi bật nhất.

Kỹ thuật: Tìm tốc độ cửa trập phù hợp nhất

- Tốc độ rơi của cánh hoa phụ thuộc vào sức gió, do đó bạn cần phải cân nhắc điều này và theo đó mà điều chỉnh.

Quá nhanh; những cánh hoa quá nhỏ

Chụp ở 1/125 giây

- Khi tốc độ cửa trập quá cao, những cánh hoa nhỏ sẽ được ghi lại như những chấm nhỏ—quá nhỏ để nổi bật nhất là trong một ảnh góc rộng.

Quá chậm; trông không giống những cánh hoa

Chụp ở 1/30 giây

- Nếu tốc độ cửa trập quá chậm, những cánh hoa xuất hiện như những vệt dài—không phải là những gì chúng ta muốn.

Vừa phải. Làm cho những cánh hoa trông lớn hơn một chút

- Tốc độ cửa trập vừa phải ghi lại mức nhòe chuyển động vừa đủ để làm cho những cánh hoa có vẻ lớn hơn một chút và rõ hơn.

- Với ảnh này, tôi có được kết quả lý tưởng ở 1/160 giây. Vì tôi cũng đã khép khẩu xuống f/11 để chụp hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, tôi thay đổi độ nhạy sáng ISO để điều chỉnh phơi sáng.

Thủ thuật: Di chuyển đến gần cái cây hơn không chỉ giúp làm cho những cánh hoa trông lớn hơn, mà nó còn cải thiện hiệu ứng phối cảnh góc cực rộng, góp phần tăng thêm ấn tượng.

Trích nguồn: snapshot.canon-asia

Các bài viết khác

Bí Quyết Chụp Ảnh Những Tán Cây Hoa To Lớn Tuyệt Đẹp Cho Người Mới

Bí Quyết Chụp Ảnh Những Tán Cây Hoa To Lớn Tuyệt Đẹp Cho Người Mới

01/05/2024
Shop xin thông báo lịch nghỉ lễ 30/4

Shop xin thông báo lịch nghỉ lễ 30/4

27/04/2024
3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

22/04/2024
Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

21/04/2024
Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Chat zalo: 0944320120