261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách Chụp Những Tấm Ảnh Vào “Giờ Xanh” Đầy Cảm Xúc

- Khoảnh khắc mặt trời chạm vào đường chân trời được các nhiếp ảnh gia gọi là "giờ xanh" (Blue Hour). “Chụp ảnh giờ xanh” không phải là một kỹ thuật tạo màu lam cho tấm ảnh mà NAG phải biết tận dụng tốt khoảng thời gian tự nhiên ngắn ngủi diễn ra trong ngày để bắt kịp một hiệu ứng ánh sáng đặc biệt, đưa ảnh chụp thành tác phẩm đầy cảm xúc. ( bán dụng cụ quay tiktok )

- Thuật ngữ giờ xanh, bắt nguồn từ cụm từ "La hora azul" trong tiếng Tây Ban Nha, hay "L'Heure Bleue" trong tiếng Pháp, là khoảng thời gian trước khi mặt trời mọc hoặc ngay sau khi mặt trời lặn.

 

- Giờ xanh thường được biết đến với ý nghĩa lãng mạn và cho hiệu quả thị giác tuyệt đẹp mà nó mang tới cho những khung cảnh giàu cảm xúc như trong phim và cả các tác phẩm nhiếp ảnh.

- Khái niệm về 'giờ xanh' có lẽ không được nhiều người để ý đến và tác động cũng vô cùng ấn tượng mà khoảng thời gian này trong ngày có thể tạo ra đối với hình ảnh. Giờ xanh chính là khoảng thời gian ngắn lúc trời chạng vạng, xảy ra hai lần một ngày, vào buổi sáng ngay trước khi mặt trời mọc và vào buổi tối ngay sau khi mặt trời lặn.

 

- Giờ xanh diễn ra tại thời điểm bầu trời gần như đổ một màu xanh dương đậm và ánh sáng đủ dịu nhẹ để làm nổi bật các vùng tối của cảnh vật mà không cần thêm bất kỳ nguồn sáng nào khác. Hiện tượng này xảy ra do tán xạ Rayleigh - một loại tán xạ ánh sáng của các phân tử nhỏ hơn so với các bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được khiến bầu trời có màu xanh lam.

- Khi đạt vị trí 6 độ dưới đường chân trời, mặt trời sẽ không còn chiếu sáng trực tiếp xuống mặt đất nữa mà chiếu sáng ở tầng cao khí quyển. Hiện tượng này còn được gọi là chạng vạng thường. Trong khoảng thời gian này, ánh sáng đỏ - loại ánh sáng có bước sóng dài hơn ánh sáng xanh - vượt qua tầng khí quyển đi vào không gian, còn ánh sáng xanh được tán xạ và khuếch tán.

 

- Vào buổi sáng, 'giờ xanh' chính là thời điểm ngay trước giờ vàng vào lúc bắt đầu chạng vạng, thường khoảng 30 phút trước khi mặt trời mọc. Vào buổi tối, giờ xanh đến vào cuối chạng vạng, ngay sau 'giờ vàng' và bắt đầu vào khoảng 10 đến 15 phút sau khi mặt trời lặn.

- Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều nhận thức rõ về giờ vàng, ánh sáng đẹp nhất trong ngày là lúc sáng sớm hoặc ngay trước khi mặt trời lặn, khi mặt trời phát ra ánh sáng vàng đậm, như "rót mật" đặc, vàng óng lên cảnh vật mà lại không hề đưa cảm giác nóng nực, làm cho khung cảnh trở nên vô cùng ấn tượng.

Ảnh: Johnny Myreng Henriksen / CC BY 2.0 

- Cho dù bạn đã nghe nói về giờ xanh hay chưa, có lẽ bạn đã từng bắt gặp hoặc nhìn thấy những tấm ảnh được chụp trong khoảng thời gian này. Những bức ảnh chụp lại khoảnh khắc này được đặc trưng bởi một ánh sáng màu xanh dịu mang vẻ bí ẩn và thanh tao. Trong giờ xanh, ánh sáng nhuộm màu lam, bao phủ mọi thứ với vẻ bí ẩn và dịu mát. 

Ảnh: James Stewart / CC BY-SA 2.0

 

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn về khái niệm giờ xanh này và tìm hiểu cách tận dụng chất lượng ánh sáng hấp dẫn trong khung thời gian này để có được những bức ảnh ngoạn mục.

HIỂU VỀ GIỜ XANH

- Trong giờ xanh, bầu trời thường có kết cấu trông mượt mịn như kem, và phong cảnh được phủ lên bởi ánh sáng có tông màu  lam. Ánh sáng trong khoảng thời gian này trôi qua rất nhanh (giờ xanh thường chỉ kéo dài trong 20 đến 30 phút), nên nhiếp ảnh gia cũng sẽ phải thực hiện rất nhanh.

Ảnh: Tuscany_657

- Điều quan trọng cần lưu ý là khi chụp trong giờ xanh, những gì bạn nhìn thấy và những gì máy ảnh của bạn nắm bắt được thường là hai điều hoàn toàn khác nhau. Điều này là do máy ảnh thường hiển thị tông màu khác với cách mắt chúng ta nhìn thấy trực tiếp, dẫn đến kết quả một số hình ảnh chụp được đáng ngạc nhiên và ngoạn mục. Điều này đặc biệt đúng khi sử dụng lựa chọn phơi sáng lâu, có thể giúp hình ảnh có chất lượng mềm mại và sương khói. 

 

HƯỚNG DẪN 

Nếu chưa chụp ảnh vào giờ xanh bao giờ, bạn hãy tham khảo một số mẹo hữu ích dưới đây để có thể bắt đầu:

- Vì giờ xanh xuất hiện tuỳ thuộc vào vị trí địa lý nên bạn hãy nhớ kiểm tra thời gian khi mặt trời mọc và lặn tại địa điểm của mình.

- Nên lập kế hoạch trước và đến địa điểm chụp ảnh sớm. Bạn cần chuẩn bị đủ thời gian để thiết lập thiết bị.

- Hãy gắn máy ảnh vào giá ba chân để tăng độ ổn định và sắp xếp bố cục bức ảnh trên nền đường chân trời.

- Giữ độ nhạy ISO ở mức thấp nhất có thể nhằm giảm các hạt và nhiễu trong ảnh.

- Trong giờ xanh, bầu trời sẽ tối hơn ban ngày nên bạn cần sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn để các bức ảnh được phơi sáng thích hợp. Chụp hình ở chế độ ưu tiên cửa trập hoặc bằng tay bởi các chế độ này cho phép bạn chọn tốc độ cửa trập bằng tay.

- Sử dụng điều khiển hoặc bật bộ hẹn giờ chụp của máy ảnh để có được hình ảnh sắc nét. Ấn nút nhả cửa trập đôi khi sẽ vô tình làm rung lắc máy ảnh, khiến ảnh chụp bị nhòe.

- Hãy chụp thử một vài bức ảnh và luôn kiểm tra biểu đồ của máy ảnh nhằm đảm bảo bạn tránh được các vùng sáng bị quá sáng hoặc các vùng tối không cần thiết.

 

  • Thiết bị

- Chụp ảnh giờ xanh yêu cầu để phơi sáng lâu hơn so với hầu hết các ảnh chụp ban ngày, vì vậy bạn hãy nhớ mang theo chân máy để giữ ổn định máy ảnh cho tốc độ màn trập chậm.

- Bạn cũng có thể cần sử dụng kính lọc mật độ trung tính (ND). Nó sẽ hoạt động giống như một cặp kính râm che cho ống kính của bạn, cho phép làm chậm tốc độ màn trập xuống nhiều hơn nữa. Đối với loại ống kính nên chọn, bạn có thể muốn sử dụng loại ống góc rộng để chụp phong cảnh. Bây giờ ta sẽ đi lần lượt vào từng yếu tố.

- Nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR để tác nghiệp, hãy thử nghiệm chụp dải tương phản động mở rộng (HDR). Một hình ảnh HDR bao gồm một số ảnh chụp ở các mức độ phơi sáng khác nhau rồi được kết hợp lại với nhau trong khâu xử lý hậu kỳ. Một số máy ảnh Nikon DSLR có tích hợp chế độ HDR, mà ở đó nhiều độ phơi sáng của một cảnh vật được chụp lại và kết hợp trong máy ảnh để tạo thành một bức ảnh HDR.

 

  • Mức độ phơi sáng

Trong thời điểm "giờ xanh", lượng ánh sáng còn lại cuối ngày cũng sẽ khá hạn chế và trôi đi rất nhanh. Điều này có nghĩa là tốc độ màn trập của bạn sẽ cần phải để chậm hơn bình thường để giúp máy ảnh thu về cảm biến lượng ánh sáng nhiều nhất có thể. Sử dụng khẩu độ nhỏ (cho độ sâu trường ảnh tốt) và thiết lập tốc độ màn trập chậm là cách lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh trong giờ xanh.

Giờ xanh trên hồ Loch Ness. Ảnh: David Gibbeson.

  • Lấy nét bằng tay

- Tự động lấy nét là tính năng tuyệt vời khi có nhiều ánh sáng, nhưng trong giờ xanh ánh sáng bị hạn chế, máy ảnh của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tự động lấy nét. Vì vậy, thông thường tốt nhất là chuyển camera sang chế độ lấy nét thủ công (manual) để chụp được những bức ảnh rõ nét đúng ý.

  • Đặt khung phơi sáng tự động (AEB)

- Tự động đặt khung phơi sáng (AEB), là một kỹ thuật khác mà bạn có thể sử dụng để chụp trong giờ xanh. Với chế độ này, máy ảnh sẽ chụp ba hoặc nhiều ảnh với độ phơi sáng hơi khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt để sau đó tạo các ảnh HDR (High Dynamic Range) từ nhiều bức ảnh phơi sáng khác nhau đó.

- Khi chụp ảnh vào giờ xanh, đèn và cửa sổ là những thứ có thể thường xuất hiện, tuy nhiên chế độ đặt khung phơi sáng tự động này sẽ giúp bạn dễ dàng pha trộn hình ảnh với hai mức phơi sáng khác nhau, cho phép bạn điều chỉnh được các khu vực trong ảnh bị phơi sáng quá mức. 

CHAPEL OF ST. PRIMOZ, SLOVENIA, 13s, F10, ISO 200 (Ảnh: Picmonkey)  

 

  • Bố cục ảnh giờ xanh

- Để tận dụng tối đa giờ xanh, bạn cần tìm một địa điểm phù hợp để khung cảnh được tắm trong ánh sáng xanh dịu. Có thể là một cảnh quan rộng mở, cánh đồng trải dài, cảnh quan đại dương và đường chân trời thành phố... Đó là những khung cảnh đặc biệt lý tưởng cho mục đích này.

- Chụp ảnh mặt trăng hoặc các nguồn ánh sáng rực rỡ khác cũng là lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn cảm thấy muốn đặc biệt sáng tạo, bạn cũng có thể chụp một ảnh số chân dung độc đáo trong giờ xanh này. 

 

  • Chân dung

- Giờ màu xanh là thời gian tuyệt vời để chụp những bức chân dung sáng tạo. Chỉ cần nhớ sử dụng tốc độ màn trập nhanh để tránh bị mờ do các đối tượng chuyển động. Giờ màu xanh mang đến cho bạn cơ hội hoàn hảo để thỏa sức sáng tạo với ánh sáng.

Ảnh: Eric Paré

- Một kỹ thuật là tạo bố cục cho ảnh của bạn với đường chân trời ở hậu cảnh. Sử dụng khẩu độ rộng có thể khiến điều này trở thành hiệu ứng bắt mắt tuyệt đẹp. Bạn cũng cần có một ánh sáng lấp đầy để giúp chiếu sáng đối tượng chụp, vì vậy hãy đảm bảo rằng đối tượng chụp của bạn đứng dưới đèn đường hoặc có các nguồn ánh sáng khác ở xung quanh.

Ảnh: Unplash

  • Chụp Light-painting

Ảnh: Eric Paré

- Bạn có thể sử dụng đèn pin hoặc thanh/gậy phát sáng, đốt lửa để 'vẽ' tranh ánh sáng cùng chủ thể trong thời gian phơi sáng dài 20-30 giây. (Ảnh: Eric Paré)

 

  • Phong cảnh 

- Tất cả phong cảnh từ bờ biển, đến một cây cầu, hoặc một cánh đồng vắng với một chiếc cây đơn độc cũng sẽ mang tới một diện mạo hoàn toàn mới trong giờ xanh. Để tận dụng tối đa ánh sáng rực rỡ và huyền bí của giờ xanh, hãy cố gắng tìm được một thiết lập thực sự phù hợp với ánh sáng này.

 

- Các thiết lập mà trong đó có một vài kiểu ánh sáng, như ánh sáng mặt trăng, đèn trên cầu hoặc đèn phản chiếu trên mặt nước có thể trông đặc biệt đẹp trong ánh sáng xanh, tạo chất lượng mờ nhẹ cho ảnh khi chụp khi phơi sáng lâu.

 

  • Đường chân trời thành phố

- Đường chân trời thành phố tạo ra một bố cục giờ xanh đặc biệt lý tưởng, vì ánh sáng đèn của thành phố có thể rất nổi bật trên nền trời màu xanh của giờ xanh. Nhiều nguồn ánh sáng nhân tạo, từ cửa sổ, đèn đường hoặc các loại đèn khác cùng kết hợp với nhau để tạo ra cơ hội chụp ảnh lý tưởng.

Giờ xanh Paris. Ảnh: Sensational Color. 

VENICE, ITALY, 20 SECONDS, F18, ISO 400. Ảnh: PicMonkey

 

  • Trước giờ xuất phát

- Để có kết quả như ý, tốt nhất là bạn nên lên kế hoạch từ trước cho việc chụp vì khung thời gian này tương đối ngắn và người chụp cần bắt nhanh khoảnh khắc đẹp. Biết rõ khi nào mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn sẽ cho bạn thời gian để đến, hoàn thành các thiết lập của mình và sẵn sàng chụp khi toàn bộ không gian "ngập" trong màu xanh huyền bí.

- Điều quan trọng cũng cần lưu ý là máy ảnh sẽ phát hiện màu xanh của bầu trời trước khi mắt ta nhìn thấy. Vì vậy, đừng ngại thử chụp một số bức ảnh ngay sau khi mặt trời lặn, để kiểm tra xem tông màu xanh đã đến chưa.

Trích nguồn: duytom

Các bài viết khác

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

27/03/2024
Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

23/03/2024
Chat zalo: 0944320120