261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách Sử Dụng Ống Kính Đầy Sáng Tạo Khi Chụp Ảnh Phong Cảnh

- Có rất nhiều phương pháp để bạn có thể thêm sự sáng tạo vào việc chụp ảnh phong cảnh của mình. Đôi khi, tất cả những gì bạn cần là thay đổi khung hình và bố cục. Ống kính mà bạn sử dụng và cách bạn sử dụng nó đóng một vai trò rất lớn trong việc có thể làm được gì! Sau đây là một số cảm hứng về cách sử dụng ống kính hiện tại của bạn hiệu quả hơn và nên mua ống kính nào tiếp theo. ( bán thiết bị livestream tiktok )

Ống kính góc rộng


1. Nghiêng máy ảnh để nhấn mạnh chiều sâu

EF16-35mm f/2.8L III USM @ 18mm 
Người chụp: Toshiki Nakanishi

- Nghiêng máy ảnh sẽ làm cho hiệu ứng phóng đại phối cảnh đặc trưng của ống kính góc cực rộng (tiêu cự tương đương full frame dưới 24mm) trở nên rõ ràng hơn. Hiệu ứng phóng đại phối cảnh làm cho các vật thể ở gần trông gần hơn và các vật thể ở xa trông xa hơn, và kết quả là phong cảnh trông sâu hơn và hùng vĩ hơn.

RF15-35mm f/2.8 IS USM @ 15mm
Người chụp: Edwin Martinez

- Hiệu ứng phóng đại phối cảnh mạnh hơn nữa bằng cách chụp gần một thứ gì đó ở tiền cảnh.

 


2. Chụp macro góc rộng: di chuyển đến gần hơn các đối tượng nhỏ

RF24mm f/1.8 Macro IS STM @ f/1.8
Người chụp: Chikako Yagi

- Di chuyển ống kính của bạn đến gần hơn với cây cối và các chi tiết khác! Một số ống kính góc rộng có khả năng chụp bán macro, trong đó ngay cả các đối tượng nhỏ cũng xuất hiện tương đối lớn trong khung hình. Ví dụ, ảnh bên trên được chụp ở tỉ lệ phóng đại khoảng 0,5x hay bán macro—hoàn hảo để chụp con bọ ngựa cùng với môi trường tự nhiên xung quanh nó.


3. Chụp trên-dưới: Ghi lại cả hai thế giới trong một

RF16mm f/2.8 STM @ f/9

- Vẻ đẹp của ống kính góc rộng là lượng bối cảnh mà chúng có thể ghi lại. Điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng đối với những bức ảnh trên-dưới, thể hiện thế giới dưới nước và đất liền hoặc bầu trời trong cùng một khung hình! Tại sao không thử chụp kiểu ảnh độc đáo này vào lần tới khi bạn đi lặn hoặc đi biển? Lưu ý: Bạn sẽ cần có hộp chống nước cho việc này vì máy ảnh của bạn sẽ bị ngập dưới nước.


4. Ghép một tấm ảnh toàn cảnh: Cảnh sao với ống kính mắt cá

EF8-15mm f/4L Fisheye USM @ 15mm, f/4, 20 giây, ISO 6400/ 3-shot panorama
Người chụp: Mitsunori Yuasa

- Ống kính mắt cá là một loại ống kính góc cực rộng đặc biệt. Chúng cung cấp góc xem rộng nhất trên thị trường: lên đến 180 độ trên EF8-15mm f/4L Fisheye USM! Giờ đây, bạn có thể chụp thêm bầu trời đầy sao mà không bỏ sót các yếu tố hấp dẫn trên biển hoặc trên mặt đất! 

- Điều này đúng ngay cả khi bạn không phải là người thích hiệu ứng biến dạng độc đáo của ống kính mắt cá: chỉ cần chụp nhiều tấm để ghép thành một tấm ảnh toàn cảnh. Có thể có một vài hiệu ứng khác nhau tùy vào cách bạn chụp và ghép ảnh.

 

Các ống kính tiêu chuẩn (bình thường)


5. Khám phá những góc máy mới độc đáo

RF50mm f/1.8 STM @ f/5.6
Người chụp: GOTO AKI

- Các ống kính một tiêu cự nhỏ như RF50mm f/1.8 STM được thiết kế để mang lại tính di động—hoàn hảo để khám phá và thực hiện những khám phá mới. Việc có một độ tiêu cự cố định cũng giúp kiểm tra kỹ năng lập bố cục của bạn! Với phối cảnh tự nhiên, 50mm (tương đương full-frame) là một trong những độ dài tiêu cự dễ làm việc nhất, như GOTO AKI đã chia sẻ trong bài viết bên trên. Nếu bạn muốn một cái gì đó rộng hơn, bạn có thể thử độ dài tiêu cự 35mm.


6. Tái tạo hình thức góc rộng

EF24-105mm f/4L IS USM @ 67mm/ Các phụ kiện khác: Kính lọc ND độ sáng theo vùng
Người chụp: Yoshinori Takahashi

Ảnh góc rộng thường được liên tưởng với:
- Độ sâu trường ảnh lớn hơn
- Cảm giác lớn hơn về chiều sâu không gian
- Phối cảnh phóng đại

+ Độ dài tiêu cự dài hơn có thể không chụp được cùng một góc xem, nhưng với kỹ thuật phù hợp, chúng cũng có thể tạo ra những tấm ảnh giống như được chụp với một ống kính rộng hơn. Nhấp vào bài viết được liên kết bên trên để biết thêm chi tiết về cách thực hiện.

 

Ống kính tele


7. Tạo ra những tấm ảnh trừu tượng bằng cách cô lập các chi tiết

EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM @ 200mm
Người chụp: Toshiki Nakanishi

- Thay vì cố gắng đưa mọi thứ vào một khung hình, hãy tìm các hoa văn hoặc chi tiết thú vị và chụp cận cảnh chúng bằng cách sử dụng ống kính tele. Ví dụ, ảnh crop 200 mm bên trên thu hút sự chú ý của chúng ta vào độ tương phản sáng-tối ấn tượng làm nổi bật các tán cây lá kim trong khu rừng này.


8. Chân dung các vật thể nhỏ

- Bên cạnh những cảnh ở xa, ống kính tele cũng có thể chụp những cận cảnh rất thú vị với những vật nhỏ hơn xung quanh chúng ta từ một khoảng cách thoải mái! Thông số kỹ thuật của ống kính tạo nên sự khác biệt: khoảng cách lấy nét gần nhất và tỉ lệ phóng đại tối đa.

RF135mm f/1.8L IS USM @ f/1.8
Người chụp: Chikako Yagi

- RF135mm f/1.8L IS USM được biết đến như một ống kính chụp chân dung xuất sắc nhờ vào độ sắc nét và hiệu ứng bokeh đẹp mắt ở f/1.8. Tại sao không sử dụng nó để chụp những tấm chân dung độc đáo về thiên nhiên?

- Độ dài tiêu cự tele cũng giúp bạn tiếp cận đối tượng ở những nơi ngoài tầm với của bạn, chẳng hạn như lá trên cây hoặc mạng nhện gần trần nhà.

RF70-200mm f/4L IS USM @ 200mm
Người chụp: Chikako Yagi

 

RF70-200mm f/2.8L IS USM @ 200mm
Người chụp: Takashi Karaki

 


9. Hiệu ứng bokeh mơ màng

EF300mm f/2.8L IS USM @ f/2.8
Người chụp: Yukie Wago 

- Độ dài tiêu cự dài tự nhiên sẽ có độ sâu trường ảnh nông hơn: bạn có thể có được hiệu ứng bokeh đẹp mắt ngay cả khi không có khẩu độ tối đa lớn. Hãy tận dụng điều này bằng cách tạo ra hiệu ứng bokeh! Hiệu ứng bokeh mềm mại, mơ màng trong ảnh bên trên khiến chúng ta liên tưởng đến vẻ mong manh mềm mại của những bông hoa.


Siêu tele


10. Làm cho các vật thể ở hậu cảnh xuất hiện lớn hơn

EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM @ 380mm
Người chụp: Toshiki Nakanishi

- Hiệu ứng nén tele “kéo” các đối tượng ở hậu cảnh vào và làm cho chúng trông gần hơn. Nó rõ ràng hơn ở độ dài tiêu cự dài hơn, nhất là ở những cảnh có chiều sâu! Tận dụng nó bằng cách kết hợp nhiều phần của tiền cảnh.


11. Nén phối cảnh

RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM @ 223mm

- Nén tele cũng có hiệu ứng làm phẳng, hiệu ứng này xếp chồng các lớp cây hoa anh đào lại với nhau thành một mô thức trừu tượng trong ảnh bên trên. Cách này cũng có thể được sử dụng để đạt được các hiệu ứng sáng tạo hoặc khiến người xem đắm chìm trong cảnh.

Trích nguồn: snapshot.canon-asia

Các bài viết khác

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

27/03/2024
Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

23/03/2024
Chat zalo: 0944320120