261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

Tìm hiểu & làm chủ máy ảnh: Phần 3: Ống kính máy ảnh

   Khi bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh, bạn cần tìm hiểu kĩ chiếc máy ảnh của mình. Việc đầu tiên phải làm là tìm hiểu nó, học cách sử dụng nó, hiểu rõ và thao tác thuần thục các nút bấm, thao tác các chức năng, kiểm soát các thông số...Hãy cùng Shop Nhiếp Ảnh tìm hiểu Ống kính máy ảnh trong series Tìm hiểu & làm chủ máy ảnh nhé!

   Ống kính là thành phần giúp định hình ánh sáng đi vào buồng tối. Một ống kính tốt sẽ giúp cung cấp đủ số lượng và chất lượng ánh sáng cho cảm biến để tạo ra hình ảnh sắc nét và có dải màu đầy đủ. Việc hiểu về phân loại cũng như cấu tạo ống kính sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quyết định lựa chọn ống kính cho việc chụp.
 

​1. Phân loại ống kính

- Ống kính thông thường được phân thành 2 loại: Ống kính thay đổi tiêu cự (Zoom lens) và Ống kính tiêu cự cố định (Fixed lens).
- Ống kính zoom giúp người dùng thuận tiện trong việc chọn khung hình bằng cách vặn vòng zoom, trong khi đó sử dụng ống fixed người dùng sẽ phải tiến hoặc lùi để có thể chọn khung hình phù hợp.
- Do cấu tạo phức tạp hơn nên ống kính zoom thường không có độ mở lớn được như ống kính fixed.

2. Cấu tạo ống kính
Thông thường ống kính sẽ có các thành phần:

+ Vòng lấy nét
+ Vòng zoom
+ Vòng chỉnh khẩu độ
+ Ngàm
+ Công tắc AF/MF
+ Ren lắp filter


3. Phân loại tiêu cự (góc nhìn trên cảm biến fullframe 35mm)

   + Tiêu cự chuẩn: 50mm

50mm được lựa chọn là tiêu cự chuẩn vì có góc nhìn khá giống với góc nhìn của mắt người.

   + Tiêu cự góc rộng: < 50mm

Tiêu cự góc rộng cho trường nhìn ảnh lớn và nhiều thông tin, phần góc ảnh thường bị méo và tối do hiệu ứng quang học.

   + Tiêu cự tele: > 50mm

Tiêu cự tele cho trường nhìn ảnh hẹp, cho khả năng nhìn và chụp được những vật ở xa, không bị méo hình.

    Với cách phân loại này, chúng ta có thể thấy những ống kính có khả năng zoom từ góc rộng tới tele thường được gọi là ống kính đa dụng, có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh chụp.

4. Khẩu độ

- Khẩu độ là độ mở của ống kính, được đóng mở bởi những lá khẩu. Khẩu độ mở lớn giúp ánh sáng vào cảm biến nhiều, ngược lại khẩu độ khép nhỏ giảm lượng ánh sáng.
- Số khẩu càng nhỏ, khẩu mở càng lớn. Số khẩu càng lớn, khẩu đóng lại nhỏ. (VD: f/1.8 có độ mở lớn hơn f/8).
- Dãy khẩu cơ bản: f/
                                      1 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16​


5. Độ sâu trường ảnh (DOF)

Độ sâu trường ảnh (khả năng xóa phông) được quyết định bởi 3 yếu tố:

   + Khẩu độ

Khẩu độ mở càng lớn, độ sâu trường ảnh càng mỏng.

   + Tiêu cự

Tiêu cự càng lớn, độ sâu trường ảnh càng mỏng.

   + Khoảng cách từ máy ảnh tới chủ thể

Khoảng cách chụp càng nhỏ, độ sâu trường ảnh càng mỏng.

Trích nguồn: tinhte.vn

Các bài viết khác

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

27/03/2024
Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

23/03/2024
Chat zalo: 0944320120