261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

Trải nghiệm tiêu cự chụp chân dung – 24 mm và 85 mm [Của Hanna Saba]

-   Khi chụp ảnh chân dung, tiêu cự ống kính ảnh hưởng rất nhiều đến thành quả cuối cùng. Chắc bạn cũng thường nghe rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh các ống kính 85 mm, 100 mm và 70-200 mm, vì đây là những tiêu cự thường dùng nhất trong nhiếp ảnh chân dung “truyền thống”. Dẫu vậy thì hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng đúng sai cho câu hỏi ống kính nào chụp ảnh chân dung đẹp nhất - tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách và kết quả mà bạn muốn đạt được!
-   Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận cách sử dụng tiêu cự 24 mm mà bạn không thường thấy để chụp ảnh chân dung hiệu quả. Chúng ta sẽ so sánh tiêu cự đó với tiêu cự 85 mm truyền thống hơn. Ngoài ra, chúng ta sẽ xem ống kính nào chụp đẹp ở tình huống nào cũng như thảo luận xem hai tiêu cự đó phù hợp nhất với tình huống nào và tại sao.
 
Khi nào KHÔNG nên sử dụng ống kính 24 mm trong chụp ảnh chân dung
 
-   Trong khi ống kính 24 mm có tiêu cự phù hợp với nhiều loại hình chụp chân dung, chúng ta hãy bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách chỉ ra loại hình chụp chân dung mà tôi nên TRÁNH sử dụng ống kính 24 mm – đó là chụp cận cảnh khuôn mặt. Lý do chính là ống kính 24 mm khá rộng (đặc biệt trên máy ảnh full-frame) và vì vậy, ống kính này bị méo góc chụp thường gặp ở đa số ống kính rộng. Cụ thể thì ống kính này làm tăng khoảng cách quá mức, khiến đối tượng ở gần lớn hơn bình thường còn đối tượng ở xa lại nhỏ hơn bình thường. Bạn càng ở gần chủ thể thì điều này càng rõ rệt và khi tìm cách chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt, khuôn mặt người sẽ bị méo. Hiện tượng méo ảnh không dễ chịu chút nào và tạo hiệu ứng “Gương nhà kính”, đây là điều khách hàng của bạn không mong muốn đâu!

-   Mặt khác, ống kính 85 mm dài hơn có hiệu ứng ngược lại. Ống kính này không làm méo mà thu gọn mặt người, tạo hiệu ứng khá nịnh mặt. Điều này cho phép bạn chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt chân thực hơn và cũng là lý do tôi sẽ chọn ống kính 85 mm trở lên để chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt.

-   Hãy cùng chứng minh bằng cách xem hai hình ảnh dưới đây. Chúng ta có thể thấy rất rõ sự khác nhau giữa hai ống kính; ống kính 24 mm cho ảnh bị méo còn ống kính 85 mm cho kết quả hài lòng hơn nhiều. Vì lý do này, tôi sẽ tránh dùng ống kính 24 mm khi chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt.
 
 
-   Với hình ảnh ở trên, ống kính 24 mm tăng khoảng cách quá mức, không nịnh mặt người. Còn với ảnh ở dưới thì ngược lại, ống kính 85 mm dài hơn lại tôn lên vẻ đẹp của chủ thể, nhìn chung, rất phù hợp với các ảnh chụp cận khuôn mặt.
 
 
Ưu điểm của ống kính 24 mm trong chụp ảnh chân dung
 
-   Giờ đây chúng ta đã biết khi nào nên tránh ống kính 24 mm, vậy thì khi nào chúng ta nên sử dụng ống kính này? Trong chụp ảnh chân dung, ống kính 24 mm thích hợp nhất với ảnh chân dung trong hậu cảnh. Đây là tình huống bạn muốn chụp chủ thể trong bối cảnh rộng hơn của môi trường của họ. Loại hình này trái ngược với ảnh cận cảnh và ảnh cận cảnh khuôn mặt nơi chúng ta thường muốn xóa mờ môi trường bằng độ sâu trường ảnh nông và bố cục chặt chẽ. Ảnh chân dung trong hậu cảnh lại nhắm đến việc kể câu chuyện về chủ thể; môi trường có thể thiết lập bối cảnh về con người họ, công việc của họ và thường cung cấp nhiều sắc thái hơn ảnh chụp cận cảnh khuôn mặt tiêu chuẩn.

-   Bất kỳ khi nào tôi muốn kể một câu chuyện qua ảnh chụp chân dung trong hậu cảnh, tôi luôn chọn ống kính 24 mm. Bởi vì tiêu cự rộng cho phép tôi lùi lại một bước và chú ý đến trường nhìn rộng hơn, đây là ống kính rất phù hợp để ghi lại khung cảnh xung quanh người mẫu hoặc cặp đôi bạn chụp .

-   Ống kính 24 mm cũng hợp với những địa điểm chật hẹp nơi bạn muốn chụp toàn thân chủ thể và không thể dùng tiêu cự xa hơn nữa vì không gian hạn chế. Điều này rất thường gặp ở những không gian hẹp như trong nhà thờ, địa điểm trong nhà và thậm chí là studio chụp ảnh chân dung.

Hãy cùng xem một số hình ảnh tôi chụp bằng ống kính 24 mm.
 
© Hanna Saba | Alpha 7 III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/1500 giây | F2.8 | ISO 100
 
-   Nếu tôi thử chụp bức ảnh trên đây bằng ống kính 85 mm, tôi sẽ không có đủ không gian để lùi lại về sau và chụp được toàn thân của cặp đôi và cả cây cầu. Nên tôi đã dùng ống kính Sony 24 mm F1.4 GM (trên máy ảnh Sony Alpha 7 III) để chụp bức ảnh này, thiết bị cho phép tôi chụp rộng cả cặp đôi và cây cầu. Và vì tôi đã tăng thêm khoảng cách giữa tôi và chủ thể nên không có hiện tượng méo ảnh như chúng ta thấy trên ví dụ chụp cận khuôn mặt trước đó.

-   Hãy cùng xem thêm một số ví dụ, lần này là một số tư thế chụp khác nhau. Trong trường hợp này, có một bức ảnh toàn thân và một bức ảnh nửa thân người. Trong hình ảnh đầu tiên bên dưới, lưng của tôi áp sát vào tường và tôi không thể lùi thêm. Tôi muốn chụp nhiều cảnh hơn và tiêu cự khác thì không đủ rộng để chụp đúng như tôi hình dung. Ống kính 24 mm cho phép tôi chụp cả hình ảnh hậu cảnh rất đẹp cũng như chụp toàn thân cặp đôi mà không bị méo ảnh.
 
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/400 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Ảnh dưới đây có dáng chụp giống hệt nhưng tôi đến gần hơn để chụp nửa người. Điều này cho phép tôi chụp cả hậu cảnh nhưng cặp đôi chiếm nhiều khung hình hơn. Hãy để ý chủ thể và hậu cảnh vẫn tách biệt nhau, đây chính là lý do khẩu độ nhanh vẫn hữu ích trên ống kính rộng.
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/400 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Tiêu cự 24 mm cũng giúp bạn thoải mái hơn khi chụp các góc nhìn sáng tạo còn tiêu cự 85 mm dài hơn thì hạn chế hơn. Trong hình ảnh dưới đây, tôi đứng trên một phiến đá nhỏ và vươn tay bên trên cặp đôi để tạo góc nhìn khác biệt với những ảnh chân dung thông thường. Nếu sử dụng ống kính 85 mm thì tôi phải dùng thang chuyên dụng hoặc công cụ hỗ trợ khác!
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/400 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Hình ảnh dưới đây là ảnh chụp cận cảnh bằng ống kính 24 mm. Đây là khoảng cách đủ gần để tôi phải thận trọng với hiện tượng méo ảnh mà lúc đầu chúng ta đã đề cập đến nhưng hiện tượng méo trong trường hợp này không quá nghiêm trọng. Nếu bạn cẩn thận kiểm soát vị trí và góc thì có thể giảm thiểu hiệu ứng này đến một mức độ nào đó (dù không loại bỏ được hoàn toàn). Tôi khuyên bạn hãy tập luyện nhiều để hoàn toàn thành thục kĩ năng này khi chụp.
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/2000 giây | F1.4 | ISO 100
 
Ống kính 85 mm vượt trội trong tình huống nào?
 
-   Giờ chúng ta đã giới thiệu xong về ống kính 24 mm, hãy thảo luận khi nào thì nên chọn ống kính 85 mm mang tính truyền thống hơn. Tôi thích dùng ống kính 85 mm khi muốn chụp cận cảnh hoặc khi muốn có độ sâu trường ảnh cực nông. Đây là vì tiêu cự dài hơn thì cho độ sâu trường ảnh lớn hơn tiêu cự rộng, chính vì vậy về mặt bản chất, ống kính 85 mm sẽ luôn chụp hậu cảnh mờ đẹp hơn ống kính 24 mm. Như đã thảo luận lúc trước, ống kính 85 mm cũng cho bạn góc nhìn chân thực hơn về khuôn mặt người khi chụp cận cảnh nhờ độ nén của tiêu cự dài hơn.

-   Hình ảnh dưới đây được chụp trong công viên địa phương. Nền có nhiều yếu tố khá lộn xộn và gây rối, nhưng chụp với khẩu độ rộng F1.4 trên ống kính 85 mm cho phép tôi làm mờ những yếu tố đó, duy trì lấy nét vào chủ thể và tạo hiệu ứng bokeh hậu cảnh đầy nghệ thuật.
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/2000 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Bạn cũng có thể sử dụng ống kính 85 mm để chụp ảnh toàn thân như cách bạn sử dụng ống kính 24 mm, nhưng bạn sẽ phải đứng lùi lại mới chụp được. Trong ví dụ này, tôi đứng ở bên kia hồ so với người mẫu vì tôi muốn chụp mặt nước ở tiền cảnh. Trong trường hợp này, ống kính 24 mm sẽ quá rộng, vì người mẫu sẽ ở quá xa! Ống kính 85 mm cho tôi khoảng cách vừa đủ để chụp được cả cảnh lẫn toàn thân chủ thể trong khi vẫn tạo hiệu ứng bokeh trong hậu cảnh.
 
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/2000 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Trong bức ảnh dưới đây, tôi muốn có hậu cảnh mờ nên tôi biết mình cần lại gần chủ thể. Tuy nhiên, tôi cũng muốn chụp toàn thân, nên tôi cẩn thận chọn khoảng cách để đạt được cả 2 điều này. Bạn sẽ để ý thấy nhiều bức ảnh chụp toàn thân bằng ống kính 85 mm có chủ thể ngồi hoặc ở tư thế không đứng thẳng. Điều này có nghĩa là họ không cao lắm, bạn có thể đến gần hơn để lấp đầy khung hình và tối đa hóa hiệu ứng bokeh. Hãy thử nghiệm với một số tư thế tự nhiên hơn với thành viên trong gia đình để làm quen với tạo dáng chụp ảnh. Để biết thêm các mẹo về hình thức này, hãy đọc bài viết của tôi về kỹ thuật tạo dáng.
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/250 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Khi thảo luận về ống kính 24 mm, chúng ta đã xem bức ảnh chụp nửa thân người của cặp đôi. Trong trường hợp đó, hậu cảnh được làm mờ nhẹ nhưng vẫn nhìn khá rõ vì ống kính 24 mm chỉ có thể đạt được một mức độ nhất định của hiệu ứng bokeh do góc rộng. Dưới đây là ví dụ về ảnh chụp nửa thân người bằng ống kính 85 mm - bạn hãy để ý hậu cảnh hoàn toàn được làm mờ, hiệu ứng khác biệt lớn so với chụp bằng ống kính 24 mm. Dĩ nhiên, tôi đứng xa chủ thể hơn nhiều để có được khung hình này khi chụp bằng ống kính 85 mm so với chụp bằng ống kính 24 mm. Điểm mấu chốt là kể cả nếu bạn được tự do thay đổi vị trí để chụp được cùng một kiểu hình ảnh xét về mặt khung hình, thì lựa chọn ống kính khác nhau vẫn có thể tác động lớn đến kết quả! Không có lựa chọn nào là tốt hơn, đây chẳng qua là khác biệt về phong cách với dự án bạn thực hiện thôi.
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/1000 giây | F1.4 | ISO 100
 
-   Một ví dụ rất hay về trường hợp ống kính 85 mm thực sự vượt trội hơn so với ống kính 24 mm là chụp cận cảnh khuôn mặt trong studio. Vì hậu cảnh ở studio thường chỉ có một màu đồng nhất nên chúng có xu hướng nhấn mạnh nhiều vào chủ thể hơn là nền, khiến ống kính 85 mm trở nên phù hợp một cách tự nhiên với môi trường này. Ngoài ra, studio thường dùng đèn flash và hệ thống đèn phức tạp hơn, giúp bạn dễ dàng xoay xở hơn khi chỉ tập trung vào việc ánh sáng đó tác động thế nào đến phần thân trên của người mẫu chứ không phải toàn thân. Dưới đây là hình ảnh chụp bằng ống kính 85 mm trong studio, mang đến một góc nhìn hoàn hảo cho khuôn mặt của người mẫu mà vẫn tránh được méo ảnh.
 
© Hanna Saba | Alpha 7R III | FE 24 mm F1.4 GM | 1/250 giây | F8 | ISO 100
 
-   Chụp chân dung có lẽ là một trong những phong cách nhiếp ảnh đáng tìm hiểu nhất, đặc biệt là nếu bạn thích làm việc với nhiều người. Trong khi có nhiều phương pháp đã qua kiểm nghiệm, sử dụng tiêu cự ít thấy như 24 mm có thể mang lại sự sáng tạo và thử nghiệm, cho những bức ảnh chân dung của bạn “nét mới lạ” cần để tỏa sáng so với số đông. Mặt khác, tiêu cự 85 cũng có nhiều ưu điểm và lại rất cổ điển. Làm chủ được cả hai phong cách này là trải nghiệm vừa xứng đáng vừa thú vị!
Trích nguồn: sony.com.vn

Các bài viết khác

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

Khám Phá Những Góc Nhìn Tuyệt Vời Với Ảnh Phản Chiếu

27/03/2024
Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

Tìm Hiểu Bí Mật Đằng Sau Sức Hút Của Trend Chụp Ảnh Qua Gương

23/03/2024
Chat zalo: 0944320120