261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

"Ánh sáng và bóng đổ" - bộ ảnh về nước Mỹ của Arnaud Montagard

-   Có một nhiếp ảnh gia trẻ, từng học ngành Kinh doanh, nhưng không hứng thú với nó, anh quyết định trở thành nghệ sĩ tự do. Và, chính những khoảnh khắc trên đường phố là thời điểm mà anh xây dựng và phát triển kỹ năng nhiếp ảnh của mình, phông nền của những bức hình của anh, với bố cục của ánh sáng và bóng đổ là nhân vật chính của hình.
 
 
-   Thích đùa với ánh sáng đã tạo ra những đường vẽ rất đặc trưng cho những bức hình, ánh sáng quyết định xem bức hình sẽ được chụp như thế nào. Đi theo ánh sáng giúp người xem đi theo mạch câu chuyện được kể, một câu chuyện về nước Mỹ.
 

-   Nước Mỹ luôn là cảm hứng sáng tác cho Arnaud Montagard, sinh ra ở Nancy, Pháp, hiện đang sinh sống và làm việc ở Brooklyn, New York. Anh lớn lên cùng những bộ phim của Wim Wenders, Clint Eastwood, Tarantino, anh em nhà Cohen, và với những ấn tượng trong đầu về graffiti đường phố của Mỹ, và anh bắt đầu ghi lại những hình ảnh đó với chiếc máy ảnh đầu tiên của mình.
 
 
-   Trong những năm gần đây, Arnaud Montagard đã đi hàng ngàn dặm dọc theo nước Mỹ: Alabama, Mississippi, Louisiana, Texas, Pennsylvania, New Mexico và nhiều nơi nữa, và những địa danh này đã trở thành cốt truyện của series American Icons (Biểu tượng Mỹ). Trong khi khám phá những địa danh này, anh nhận thấy điểm tương đồng và những tín hiệu có thể kể những câu chuyện đồng nhất về nước Mỹ, kể cả khi chúng được rải rác ở các bang khác nhau.
 
 
-   Trong cuộc chuyển mình của cải tạo đô thị trên toàn nước Mỹ, series ảnh của anh là một đóng góp vào việc lưu giữ những thứ mang tính biểu tượng, những thứ đã và đang luôn hiện hữu về văn hóa Mỹ: tâm mắt của biển báo dừng trước cửa nhà trọ với đèn nhấp nháy, những chiếc xe đời cũ, những quán cà phê cổ ...
 
 
-   Ẩn hiện đâu đó cũng là cảm giác tạm thời, nước Mỹ vào một thời điểm đã tràn đầy sự thay đổi và đã được gắn liền với những biểu tượng. Đó là lý do vì sao nhiếp ảnh gia này lại quyết định tập trung vào những chi tiết rất nhỏ, ví dụ như quầy kem đá bào trên phố hay chai Coca vơi nửa trong quán cà phê, những chi tiết như làm đóng băng thời gian của khoảnh khắc đó, và gói ghém lại thành một câu chuyện làm nên nước Mỹ.
 
 
-   Màu sắc cùng với yếu tố hình học của ánh sáng là những công cụ được anh sử dụng để thể hiện quan điểm của mình, “màu sắc đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm của tôi, tôi gần như không bao giờ chụp đen trắng, tôi cảm thấy như thể tôi sẽ bỏ lỡ điều gì đó vậy”. Sự phản tư của Arnaud về nhiếp ảnh được hình thành từ tầng tầng lớp lớp các yếu tố khác nhau (màu sắc, ánh sáng, bóng đổ, bố cục, chi tiết), tất cả mọi người đều có phần trong câu chuyện mà anh xây dựng.
 
 
-   Series gần đây nhất của Arnaud về năm 2019 chỉ thể hiện một địa danh ở Mỹ như một nhân vật chính duy nhất cho câu chuyện: tiểu bang Nevada. “Nevada là một bang rất đẹp, đầy những mộng ước và ảo ảnh”. All for our country (tất cả vì đất nước của chúng ta) là tiêu đề của dự án này và cũng là câu khẩu hiệu của bang Nevada. Nó kể về những sự đối lập tồn tại trong nước Mỹ, nó ăn mừng một nước Mỹ khác, nằm rất xa khỏi những ồn ào bận rộn của phố thị. Không khí được thể hiện trong serie này mang tính hoài cổ và hoang vắng hơn so với series American Icons, hình ảnh rất tĩnh với nhiều bóng hơn là ánh sáng.
 
 
-   Có hai bức hình của một nhà trọ cũ, có tên A friendly place to stay (một nơi thân thiện để ngủ lại), nhưng trông chẳng hề thân thiện chút nào, cứ như thể đó là nhà trọ của những khoảnh khắc và kí ức đau thương. Nhưng kể cả khi có những khổ đau và tang thương mà những thành phố này đã phải trả qua, Arnaud cũng đang kể câu chuyện về sức mạnh và tình yêu mà người Mỹ dành cho đất nước họ.
-   "Tôi đã được gặp những người khác nhau trong suốt dự án này, những công nhân mỏ làm việc chăm chỉ, những người tìm vàng, những người cống hiến rất nhiều cho đất nước nhưng lại chỉ đang tồn tại sống sót qua từng ngày với bàn tay trắng”.
 
 
-   Anh cố gắng mừng vui cho người Mỹ, như cách người Mỹ mừng vui cho chính họ và những truyền thống của họ.
-   Để thực hiện series này, nhiếp ảnh gia người Pháp đã ưu tiên sử dụng máy ảnh dùng phim thay vì máy kỹ thuật số, có lẽ bởi vì chúng sẽ thể hiện ký ức xưa cũ theo cách phù hợp hơn.
 
 
-   Và cũng bởi vì, máy analog đòi hỏi ảnh phải tập trung nhiều hơn vào đúng khoảnh khắc then chốt, với đúng chủ thể đó, thay vì việc dành quá nhiều thời gian vào việc nhìn xem mình vừa chụp được gì trên màn hình kỹ thuật số. Qua thời gian đi khám phá dọc ngang nước Mỹ, anh đã trở thành một nhiếp ảnh gia có nhiều tư duy hơn, với rất nhiều ý nghĩ trước mắt về việc anh muốn chộp được khoảnh khắc gì, cho một series như thế nào. Những ý nghĩ mà đã được ảnh hưởng bởi những nghệ sĩ Mỹ khác như họa sĩ Edward Hopper và Andrew Wyeth, nhiếp ảnh gia Stephen Shore, William Egglestone, Harry Gruyaert.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trích nguồn: tinhte.vn

Các bài viết khác

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

22/04/2024
Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

21/04/2024
Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Chat zalo: 0944320120