261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

5 thủ thuật lấy nét tốt hơn khi chụp ảnh phong cảnh

   Chủ đề phong cảnh, đại cảnh là một cảnh trí hơn là một chủ thể tách bạch hay đơn độc. Đâu là điểm để bạn tập trung lấy nét nhằm bảo đảm mọi thứ trong cảnh chụp đều sắc nét tối đa ? Câu trả lời không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, trong bài viết này, shopnhiepanh sẽ lượt qua một số thủ thuật giúp bạn biết nên tập trung lấy nét vào đâu.

1 - Về kỹ thuật cơ bản chúng, bạn cần phải nằm lòng:
 
Về khẩu độ ống kính:
Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng / cạn.
Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu / dày.
Về tiêu cự ống kính:
Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng / cạn.
Tiêu cự càng ngắn thì DOF càng sâu / dày.
Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề:
Khoảng cách từ ống kính đến chủ đề càng gần thì DOF càng mỏng / cạn.
Khoảng cách này càng xa thì DOF sẽ càng sâu / dày.
 
 
2 - Đừng chỉ luôn luôn lấy nét vô cực

   Lấy nét vô cực khi chụp một đại cảnh dường như là thói quen. Khi đứng trước một đại cảnh, bạn sẽ cố gắng chụp một cảnh trí chứ không phải là một vật đơn độc nằm trên bàn chụp sản phẩm. Mà thường thì cảnh trí ấy lại ở xa vị trí đứng của bạn. Các ống kính có một dãy giá trị khoảng cách nét, và thường trong khoảng 8 - 10m thì chỉ số lấy nét trên ống kính thiết đặt ở vô cực. Nghĩa là bất cứ thứ gì xuất hiện xa hơn khoảng cách đó đều nằm ở vô cực.
   Lấy nét vô cực là cách lấy nét nhanh nhất để chụp đại cảnh, thế nhưng nó sẽ hiệu quả khi mọi cảnh vật đều ở xa bạn, không có gì ở gần bạn cả. Trường hợp có những vật thể xuất hiện ở gần bạn chứ không phải tất cả đều xa vô cực, thì khi ấy bạn đặt điểm nét vào đâu?

Chúng ta giả định có ba trường hợp:

   Lấy nét vào tiền cảnh (cảnh vật ở gần máy ảnh)
 
   Lấy nét hậu cảnh, tiền cảnh mờ nhoè
 
   Lấy nét vào trung cảnh khoảng 1/3
 
   Khi đó, người ta dùng kỹ thuật lấy nét vượt tiêu. Ta có thể đạt được vùng ảnh rõ (DOF) tối đa nếu sử dụng cách lấy nét vượt tiêu (hyperfocal focusing). Khi ống kính hội tụ ở vô cực (infinity) - được ký hiệu là ∞ trên thước đo cự ly trên ống kính, thì các vật thể ở xa sẽ rõ nét, còn các vật thể ở gần lại mờ nhoè. Mặt phẳng rõ nét gần nhất (nhìn rõ khi khép khẩu độ nhỏ, tức là chỉ số F lớn) được gọi là mặt phẳng vượt tiêu hyperfocal plane) và khoảng cách từ máy ảnh đến mặt phẳng ấy được gọi là khoảng cách vượt tiêu (hyperfocal distance).

Như ta đã biết, khẩu độ càng khép nhỏ thì vùng ảnh rõ (DOF) càng tăng. Do đó khi khép khẩu độ càng nhỏ thì mặt phẳng vượt tiêu càng dịch chuyển đến gần máy ảnh hơn. Nếu ta dùng khẩu độ khép nhỏ nhất và cho ống kính hội tụ vào ngay khoảng cách vượt tiêu, ta sẽ có vùng ảnh rõ (DOF) cực sâu.

 
Để đơn giản thực hành, bạn chỉ cần thực hiện theo cách: thiết đặt trị lấy nét ở vô cực và sau đó giảm xuống một chút. "Một chút" đó tùy thuộc vào loại ống kính được sử dụng, căn cứ vào trị số khoảng cách cao nhất được ghi trên ống kính (nếu có).
 
Đồi chè Bảo Lộc (tuanlionsg - 2008)

3 - Tìm cách lấy nét trong khoảng 1/3

   Nhiều bức ảnh bị hỏng do tiền cảnh không được sắc nét. Chuyện đó thường xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn có một vật gì trong cảnh chụp nằm gần với máy ảnh, hãy nhằm vào nó mà lấy nét. Nếu mặt đất nhô lên trong ảnh chụp của bạn, hãy lấy nét gần bạn. Hãy bảo đảm tiền cảnh nằm trong vùng lấy nét. Thường thì bạn sẽ chỉ lấy nét ở khoảng cách vài bước chân phía trước mặt bạn.

   Nhưng, hãy khoan, có thể bạn thắc mắc, thế còn hậu cảnh thì sao ? Nó có bị lọt ra ngoài vùng lấy nét hoặc bị nhòe không ? Tất nhiên là không. Nếu dùng ống kính góc rộng (và nếu bạn đang chụp một bức ảnh ngoài trời có một tiền cảnh rời rạc, thì rõ ràng là có đấy) bạn sẽ có một trường ảnh rộng, ngay cả với khẩu độ vừa phải hoặc lớn.
 
Một tiền cảnh được lấy nét sắc thì làm cho người xem có cảm tưởng như có thể bước vào trong bức ảnh. (Đà Lạt - tuanlionsg - 2012)
 
4 - Tập trung lấy nét chủ thể chính

   Nhưng đừng bỏ qua những gì nhìn thấy rõ ràng riêng biệt. Khi có một chủ thể đã xác định hoặc tâm điểm được chú ý trong bức ảnh, bạn cứ việc tập trung vào nó mà lấy nét. Đó là phần quan trọng nhất trong bức ảnh và dứt khoát bạn phải lấy nét ở đấy. Đừng lo lắng về tiền cảnh, cũng đừng bận tâm đến hậu cảnh. Chỉ việc bảo đảm chủ thể nằm trong vùng lấy nét. Nói thật ra, nếu có một chút yếu nét nơi chủ thể chăng nữa, thì cũng chẳng phải là điều gì tồi tệ lắm.
 
Đôi khi bạn chỉ cần có chủ thể đã được xác định trong vùng lấy nét, còn hậu cảnh thì mờ dần đi; như vậy cũng khá đẹp (Angiang - tuanlionsg - 2007)

Với điện thoại thì cảm biến rất nhỏ, dof luôn rất dày , nét từ tiền cảnh rất gần đến hậu cảnh xa
 
5 - Theo dõi khẩu độ

Nguyên tắc:
   Khẩu độ càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) thì khoảng DOF sẽ càng ít/mỏng/cạn và ngược lại. Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 (dày hơn, sâu hơn) nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Thông thường để dễ hiểu chúng ta cần ghi nhớ đơn giản như sau:
Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng
Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu
   Trong nhiếp ảnh, không có “bữa ăn miễn phí”. Tất nhiên bạn cũng đã biết là sử dụng một khẩu độ nhỏ để chụp một trường ảnh sâu hơn, thì sẽ cần rất nhiều ánh sáng. Khẩu độ nhỏ thì để ít ánh sáng lọt vào hơn, do đó bạn sẽ phải sử dụng một tốc độ màn trập chậm hơn (có nguy cơ bị nhòe nếu không sử dụng giá ba chân) hoặc tăng trị số ISO (có nguy cơ bị nhiễu ảnh). Nhưng khẩu độ nhỏ cũng sẽ dẫn đến một hiện tượng gọi là nhiễu xạ, đặc biệt là đối với các máy ảnh có cảm biến nhỏ. Tuy nhiên, sử dụng khẩu độ nhỏ tối đa không phải lúc nào cũng là giải pháp. Bạn không thể thiết đặt mức lấy nét bất cứ đâu và dựa vào một trường ảnh siêu rộng để tiện việc cho mình. Dù sao cũng có hai cách giải quyết dành cho vấn đề này, và chúng ta bàn ở một buổi khác.
 
Với mọi thứ nằm ở khoảng cách vô cực (10m hoặc hơn), tôi không cần một trường ảnh rộng để giữ mọi thứ trong vùng lấy nét. (Bảo Lâm - tuanlionsg 2013)
 
6 - Sử dụng kỹ thuật chụp chồng ảnh

   Khi các phương pháp được nhắc ở trên không hiệu quả, hoặc bạn cần bảo đảm chắc chắn mọi thứ trong bức ảnh, từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh đều sắc nét, bạn có thể nên vận dụng kỹ thuật chụp chống ảnh. Với kỹ thuật này, bạn chụp cùng một cảnh trí với nhiều bức chụp bằng cáh sử dụng các điểm lây snét khác nhau.
   Hãy bắt đầu bằng cách thiết đặt khẩu độ của ống kính đến mức sắc nét nhất (còn gọi là ‘sweet spot’ – nếu bạn không rõ, thì đó thường là trong phạm vi từ f/8 – f/11). Hãy chụp một bức với điểm lấy nét gần sát với bạn, sau đó tiếp tục lặp lại thao tác, cùng với điểm lấy nét càng lúc càng xa hơn qua từng bức chụp. Sau đó hãy xử lý các bức chụp bằng phần mềm.
   Phương pháp này không phải là bảo đảm hoàn toàn. Rõ ràng là nó sẽ không thích hợp với các chủ thể đang di chuyển. Ngoài ra, nó còn có thể rất nhàm chán, và bạn có nguy cơ rung lắc nhẹ máy ảnh vì phải xoay vòng điều chỉnh lấy nét giữa các bức chụp. Tuy nhiên nó có thể là một công cụ rất hiệu quả giúp giữ nguyên điểm lấy nét và độ sắc nét cho toàn bộ bức ảnh bạn chụp.
 
Gành đá đĩa - 2013
Kết luận

   Với việc lấy nét, không có quy tắc chung dành cho tất cả mọi tình huống. Do nhiếp ảnh rất đa dạng, nên bạn sẽ phải sử dụng phán đoán riêng của mình trong lúc thao tác. Hy vọng, khi bạn làm như vậy, những mẹo sẽ này giúp bạn xác định được chính xác việc lấy nét và luôn giữ cho bức ảnh được độ nét tốt hơn.
- Tuỳ cảnh trí mà lấy nét vô cực
- Lấy nét vật thể trong khoảng 1/3
- Tìm chủ thể chính muốn lấy nét
- Theo dõi đang để khẩu độ nào
- Dùng kỹ thuật chụp chồng ảnh
Trích nguồn: tinhte.vn
 

Các bài viết khác

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

22/04/2024
Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

21/04/2024
Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Chat zalo: 0944320120