261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
261 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Hotline: 0944320120 - 0962503804
DANH MỤC SẢN PHẨM

Lá khẩu Trên Ống Kính Là Gì và Chúng Ảnh Hưởng Lên Ảnh Chụp Của Bạn Ra Sao?

- Ngày nay với nhiều người mới tập sử dụng máy ảnh với ống kính, thì chắc hẳn có thể đã nhìn thấy nó trong thông số kỹ thuật của ống kính: “Số lá khẩu” và “khẩu độ tròn”. Vậy nó đề cập đến điều gì, và nó ảnh hưởng như thế nào đến ảnh của bạn?

 

 

Những điểm cơ bản: Lá khẩu là gì và chức năng của chúng là gì?

- Bạn đã từng nhìn kỹ vào “con mắt” của ống kính? Nếu vậy, trên hầu hết các ống kính, có thể bạn sẽ thấy như thế này khi tắt máy ảnh:

 

- Các lá khẩu là các lá tạo thành lỗ mở ở giữa ống kính của bạn. Chúng kiểm soát kích thước của khẩu độ: lỗ mở trên ống kính cho phép ánh sáng chiếu tới máy ảnh.

+ Khi bạn tăng số f (“khép khẩu”), các lá khẩu mở rộng để thu hẹp độ mở sao cho có ít ánh sáng đi vào máy ảnh hơn.
+ Khi bạn giảm số f (“mở khẩu”), các lá khẩu thu lại làm tăng độ mở sao cho có nhiều ánh sáng đi vào máy ảnh hơn.


Thông tin thú vị: Đo sáng toàn khẩu độ

- Tại sao ảnh bên trên được chụp khi máy ảnh tắt? Đó là vì khi bật máy ảnh, các lá khẩu có khả năng thu lại hoàn toàn (mở rộng). Tùy vào ống kính của bạn, bạn thậm chí có thể không nhìn thấy chúng!

- Điều này xảy ra vì máy ảnh Canon thực hiện đo sáng toàn khẩu độ: bất kể thiết lập khẩu độ của bạn là gì, khẩu độ vẫn mở rộng cho đến khi bạn nhả cửa trập. Điều này đảm bảo rằng có lượng ánh sáng tối đa đến cảm biến hình ảnh. Nhiều ánh sáng hơn có nghĩa là nhiều thông tin hơn, giúp thực hiện các chức năng như phơi sáng tự động và lấy nét tự động!

 

Ở khẩu độ tối đa, số lá khẩu không ảnh hưởng đến hiệu ứng bokeh…

- Đây là cận cảnh hai ống kính có các lá khẩu ở khẩu độ tối đa. Trong cả hai, các lá khẩu đều được thu lại hết.

RF24-105mm f/4L IS USM (9 lá khẩu)

RF50mm f/1.2L USM (10 lá khẩu)

Bạn nhận thấy điều gì về độ mở khẩu độ?

Không liên quan đến sự khác biệt kích thước
- Bạn có thể đã nhận thấy sự khác biệt về kích thước. Điều này là vì các ống kính này được thiết kế với các khẩu độ tối đa khác nhau (tương ứng là f/4 và f/1.2) và điều này không liên quan gì đến số lá khẩu. Nếu bạn có ống kính 50mm f/1.8, bạn sẽ thấy giống như ví dụ thứ hai. Số lá khẩu khác nhau ngay cả giữa các ống kính có cùng khẩu độ tối đa!

Cùng một dạng tròn
- Cũng chú ý đến hình dạng của lỗ mở: Bất kể ống kính có 9 hay 10 lá khẩu, ở khẩu độ tối đa, các lá khẩu trên cả hai đều tạo thành một hình tròn.

Chụp thử: Ánh đèn với bokeh

Những ảnh sau đây được chụp bằng ba ống kính một tiêu cự 50mm khác nhau với số lá khẩu khác nhau:
- RF50mm f/1.2L USM (10 lá khẩu)
- RF50mm f/1.8 STM (7 lá khẩu)
- EF50mm f/1.8 II (5 lá khẩu)

Tất cả các ảnh này được chụp:
- Ở khẩu độ tối đa của ống kính
- Từ cùng một vị trí chụp
- Ở chế độ lấy nét thủ công, với tiêu cự được đặt ở khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính.

Bất kể số lá khẩu là bao nhiêu, hình dạng của ánh đèn với hiệu ứng bokeh đều giống nhau.

Khẩu độ 10 lá mở rộng (f/1.2)

Khẩu độ 7 lá mở rộng (f/1.8)

Khẩu độ 5 lá mở rộng (f/1.8)

 

Khi chúng ta sử dụng một khẩu độ hẹp, hình dạng được tạo bởi các lá khẩu sẽ ít tròn hơn.

 

- Ảnh bên trên được làm mất nét có chủ ý và được chụp ở f/16 với một ống kính có 7 lá khẩu. Hãy để ý cách ánh đèn với hiệu ứng bokeh tạo thành hình đa giác 7 cạnh, phản ánh hình dạng của độ mở khẩu độ.


Tác động đến hiệu ứng tỏa sáng dạng sao

- Có một hiện tượng khác xảy ra ở khẩu độ rất hẹp (f/11 hoặc f/16 trở đi), nhất là khi bạn chụp với các nguồn sáng điểm trong khung hình.

 

- Đây là hiệu ứng tỏa sáng dạng sao! Bạn có thể đã nhận thấy chúng nếu bạn đã từng thử chụp phơi sáng lâu các cảnh có đèn đường vào ban đêm, chẳng hạn như vệt sáng xe cộ.

- Hãy xem các ví dụ sau đây, tất cả đều được chụp ở f/16 và 50 mm với các ống kính có số lá khẩu khác nhau. Bạn nhận thấy điều gì về số cánh của hiệu ứng tỏa sáng dạng sao?


Chụp thử: Hiệu ứng tỏa sáng dạng sao


5 lá khẩu


7 lá khẩu


9 lá khẩu


10 lá khẩu

Số lá khẩu Số cánh của hiệu ứng dạng sao

5

10

7

14

9

18

10

10

 

3. Tìm nguồn sáng điểm
- Hình dạng của nguồn sáng ảnh hưởng đến hình dạng của trung tâm hiệu ứng tỏa sáng dạng sao.

 

- Trong ảnh này, ba loại nguồn sáng khác nhau tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao: đèn đường, những bóng đèn đỏ nhỏ trên cầu, và nếu bạn nhìn thật kỹ, đèn thứ hai có vẻ cổ điển từ bên trái. Bạn cho rằng nguồn nào cho hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp nhất? Điều gì làm cho nó khác biệt?


Ảnh không đạt

- Các vết ố trên ống kính đã làm mờ các cánh hiệu ứng tỏa sáng dạng sao của đèn đường phía trước. Nếu bạn muốn có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp, bạn nên chuẩn bị sẵn khăn lau ống kính, nước lau ống kính và ống thổi. Ngoài ra, hãy để ý hình dạng của đèn đã ảnh hưởng như thế nào đến hình dạng của hiệu ứng tỏa sáng dạng sao.


Hình dạng của hiệu ứng bokeh ở điều kiện khép khẩu

- Có càng nhiều lá khẩu, xuất hiện lỗ mở càng tròn ngay cả ở các khẩu độ nhỏ. Điều này hữu ích cho những cảnh mà bạn muốn ánh đèn với hiệu ứng bokeh tròn (còn được gọi là vòng tròn bokeh hoặc bóng bokeh) nhưng không thể sử dụng khẩu độ quá rộng.


7 lá, f/8


10 lá, f/8

 

- Hiệu ứng bokeh ở f/8 được tạo ra bởi 5 lá khẩu thấy rõ là đa giác. Để so sánh, hiệu ứng được tạo bởi 10 lá khẩu giống như một hình tròn. Chúng ta chỉ nhận thấy các cạnh khi nhìn kỹ.

 

Tóm tắt: Những ai thích hiệu ứng bokeh và hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, hãy lưu ý

Số lá khẩu bắt đầu quan trọng khi bạn khép khẩu:
- Nhiều lá khẩu: hiệu ứng bokeh ở điều kiện khép khẩu tròn hơn
- Ít lá khẩu hơn: hiệu ứng bokeh khép khẩu có hình dạng đa giác rõ ràng
- Số lá khẩu chẵn: gấp đôi số cánh hiệu ứng tỏa sáng dạng sao
- Số lá khẩu lẻ: cùng số cánh hiệu ứng tỏa sáng dạng sao

+ Nếu hiệu ứng bokeh là một ưu tiên lớn đối với bạn và bạn muốn bóng bokeh xuất hiện tròn và mượt ngay cả khi khép khẩu, thì ống kính có nhiều lá khẩu hơn sẽ tốt hơn.

+ Nếu bạn là người thích hiệu ứng tỏa sáng dạng sao, điều đó thực sự phụ thuộc vào việc bạn thích hiệu ứng tỏa sáng dạng sao nào hơn! Nếu bạn thích hiệu ứng tỏa sáng dạng sao với ít cánh hơn, bạn nên giữ lại các ống kính cũ hơn không phải dòng L-series ngay cả khi bạn nâng cấp. 
Hoặc, bạn có thể sử dụng kính lọc hiệu ứng sao, nhưng lưu ý rằng chúng có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét chung của ảnh!

Trích nguồn: snapshot.canon-asia

Các bài viết khác

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

3 Bí Mật Chụp Ảnh Sản Phẩm Đẹp Mà Không Ai Nói Cho Bạn Biết

22/04/2024
Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

Hướng Dẫn Tự Chế Kính Lọc Tạo Hiệu Ứng Tỏa Sáng Dạng Sao Tại Nhà

21/04/2024
Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

Annie Leibovitz và Tầm Nhìn Về Tương Lai Của Nhiếp Ảnh Trong Kỷ Nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo

13/04/2024
Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

Ánh Sáng: Ngôn Ngữ Của Cảm Xúc Trong Nhiếp Ảnh

07/04/2024
Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

Bay Cao Cùng Niềm Tự Hào Việt Nam Chiến Thắng Lớn Tại SkyPixel 2024!

03/04/2024
Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

Tìm Hiểu Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF) - Chìa Khóa Cho Bức Ảnh Hoàn Hảo

29/03/2024
Chat zalo: 0944320120