ngàm bằng kim loại tiện cơ khí CNC chất lượng rất tốt, hiện thị trường có nhiều loại giá rẻ vì chất lượng nhôm rất mỏng và gắn máy gây hỏng máy
+thiết bị hỗ trợ chụp macro, có 3 khúc nối độ dài mỗi khúc tương đương 10mm, 20mm và 30mm
+dựa theo công thức tính tỉ lệ macro là độ dài khúc nối/ tiêu cự lens, như ta có lens fix 50f1.8 gắn lên khúc nối 25mm sẽ có tỉ lệ phóng đại là 25/50 = 1:2, nếu gắn càng nhiều khúc nối độ phóng đại càng to
+Lưu ý khi gắn qua tube, tất cả lens chỉ sử dụng ở chế độ MF (lấy nét tay)
hiện shopnhiepanh.vn có tube Macro cho các dòng lens sau đây
Extension tube Macro for Canon/Nikon/Pentax/Olympus (Non AF)
Công Dụng của Extension Tube AF và Non AF
Lens macro cũng có hai loại AF và MF
- Khi dùng với lens AF dùng với Extension Tube AF :
Thông thường chụp macro phải chỉnh sang manual (M) trên lens, Còn body Vẩn để Auto chỉ chuyển trên vòng chức năng AV,Tv (Ca), A, S (Ni) ưu tiên khẩu độ, tốc độ, nếu có gắn Extension Tube có AF.
- Với lens AF dùng với Extension Tube "Non AF"
Trên BODY phải chuyển sang M,vì vậy trên lens không thể là AF( vòng chức năng cũng phải M)
- Với lens MF dùng với Extention Tube MF or (AF)
Trên BODY cũng phải chuyển sang M
Chụp tốt và dễ khi chụp tỉnh vật trong nhà,và trong điều kiện ánh sáng không nhiều thay đổi.
Tính toán độ phóng đại và khoảng lấy nét, khẩu thực qua extension tube Ảnh Macro: những điều cơ bản
Sau đây em xin trình bày cách tính độ phóng đại và khoảng lấy nét của ống kính sau khi gắn extension tube vào.
1. Công thức tính độ phóng đại
Độ phóng đại = Tổng chiều dài tube / Tiêu cự
Công thức này khá đơn giản, ai cũng biết. Nếu muốn chụp macro với tỉ lệ 1:2 thì chỉ cần gắn ống 50mm + tube 25mm. Gắn ống 35mm + tube 68mm thì sẽ được tỉ lệ tương đối 2x.
Tuy nhiên cách này chỉ tương đối, và thiếu chính xác. Vì sẽ có một anh hỏi cắc cớ, giờ tui gắn ống Tamron 90mm và ống nước 90mm thì tui sẽ có độ phóng đại 1:1 hay 2:1.
Vấn đề là nằm ở chỗ bản thân cái lens đã là tube rồi.
2. Tìm chiều dài cái tube của lens
- Chiều dài tube của lens = Tiêu cự * Độ phóng đại của lens
- Độ phóng đại của lens chúng ta sẽ tham khảo nhà sản xuất. Ở đây em dùng ống tiêu chuẩn 50mm, độ phóng đại là 0.15.
- Chiều dài tube bên trong lens theo công thức trên = 50mm * 0.15 = 7.5 mm
- Trở lại vd trên thì Tổng chiều dài tube = 7.5 + 25 = 32.5mm
- Độ phóng đại ống 50mm + tube 25mm thực chất = 32.5 / 50 = 0.65x ~ 1:1.5
3. Tính khoảng lấy nét gần nhất
1) Độ phóng đại = b/a
2) 1/a + 1/b = 1 / tiêu cự
3) Khoảng lấy nét gần nhất = a + b
- Tiếp tục vd ở trên, chúng ta có độ phóng đại hiện tại là 0.65x
Độ phóng đại = b / a = 0.65 và 1/a + 1/b = 1/50mm
- Bấm máy tính, thế a/b hay gì gì đó hoặc nhờ con cháu giải giùm, chúng ta sẽ giải ra a = 126mm và b = 82mm
- Khoảng lấy nét gần nhất = 126 + 82 = 208mm
- Như vậy khoảng lấy nét của lens 50mm giảm từ nửa thước xuống còn 2 tấc
4. Tính độ mất sáng
Việc định nghĩa thế nào là đúng/đủ sáng rất phức tạp. Hơn nữa một Ev phụ thuộc iso, tốc, khẩu nên tính độ mất sáng mang tính tương đối:
- Độ mất sáng = Tỉ lệ phóng đại sau / Tỉ lệ phóng đại lúc đầu
- Giả sử ống 50mm mà chúng ta sử dụng. Gắn vào tube 25mm. Tỉ lệ phóng đại tăng từ 0.15x lên 0.65x
- Độ mất sáng = 0.65 / 0.15 = 4
- Mất bốn khẩu.
5. Kết luận
- Như đã trình bày cách tính ở trên, điều này giải thích nếu ống macro Canon 100mm gắn tube 50mm sẽ được tỉ lệ phóng đại là 150/100 = 1.5x
- Không thể gắn tube 50mm lên ống 24mm vì khoảng lấy nét gần nhất sẽ là 0.1mm sát ống kính.
Phần1: CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ ẢNH MACRO VÀ CLOSE UP.
Ngay từ thuở nhỏ, chúng ta chắc ai cũng thích tìm tòi, săm soi các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá…qua cái kính lúp nho nhỏ và ngạc nhiên thích thú khi phát hiện ra trong cái thế giới tí hon đó là cả một thế giới màu sắc lạ lùng, hình ảnh kỳ dị…Những hạt phấn hoa li ti những cái râu kiến …nhìn cũng rất là khác lạ qua cái kính lúp đó.
Thế giới trong ảnh Macro cũng vậy. Đầy màu sắc và đầy bất ngờ. Có những thứ rất bình thường nhưng khi được chụp phóng đại lên, nhìn thật bất ngờ và thú vị mà với mắt thường, chúng ta không thể thấy được.
Chụp cận ảnh hay chụp phóng đại là thể loại chụp ảnh mà chủ thể được đưa đến rất gần máy ảnh. Hình ảnh của chúng được phóng to lên một hay nhiều lần. Nếu phóng rất to thì chúng ta lại bước qua một thể loại khác : vi ảnh – là ảnh chụp qua kính hiển vi của các nhà khoa học thực hiện. Ở đây chúng ta chỉ bàn về thể loại Macro (và close up) thôi nhé!
Những chủ đề mà chúng ta áp dụng trong ảnh Macro hay nói khác đi là với thể loại ảnh Macro thì chúng ta chụp cái gì? Có một số chủ đề mà chúng tôi thường chụp như sau:
1/.Thiên nhiên: hoa, lá, côn trùng, sâu bọ….
2/.Chất liệu : Vải vóc, len…
3/.Đá quí, nữ trang..
4/.Bộ phận cơ khí, điện tử nhỏ
5/. Các bộ phận của động vật hay người.
6/. Và còn nhiều thứ khác quanh ta nữa…
Những điều cơ bản khi bắt đầu:
Chúng ta nên lưu ý một vài điểm cơ bản khi bắt đầu bước vào thể loại này như sau:
1/. Ánh sáng: nên chọn nơi có ánh sáng mạnh (với chủ đề thiên nhiên) vì khi chụp chúng ta thường đóng khẩu (sẽ nói rõ ở các bài sau) nên cần ánh sáng tốt. Các loại ánh sáng nhân tạo được dùng đến khi ánh sáng tự nhiên quá yếu.
2/. Hướng của nguồn sáng, vị trí máy chụp.
3/. Điểm tựa, tư thế.
4/. Chọn khẩu độ và tốc độ thích hợp.
5/. Cân chỉnh các thông số của máy.
Phần 2: CÁC CÁCH THỨC PHÓNG ĐẠI CHỦ THỂ - MACRO METHODS
Mình tiếp tục ở phần các cách thức để phóng đại chủ thể nói nôm na là cách sử dụng ống kính và thiết bị khác kèm theo để chụp macro. Có nhiều cách nhưng cơ bản gồm:
1/. Sử dụng ống kính chuyên dùng.
2/. Đảo đầu ống kính.
3/. Chụp ngược ống kính
4/. Dùng ống nối – Extension Tube và Extension Bellows
5/. Dùng teleconverter.
6/. Close up Filter hay kính lúp.
Chúng ta đi từng bước nhé:
1/. Sử dụng ống kính chuyên dùng:
Các thương hiệu chính hay hàng FOR đều có các ống kính chuyên dùng để chụp macro.
Canon: 100mm f/2.8, 65mm f/2.8, 60mm f/2.8, 180mm f/3.5…
Nikon: 60mm f2.8, 105mm f/2.8, Nikon 55mm f/2.8…
Tamron: 90mm f/2.8, 180mm f/3.5
Sigma: 50mm f/2.8, 150mm f/2.8, 180mm f/3.5
Các loại ống kính trên được thiết kế chuyên cho thể loại cận ảnh. Với loại này, khoảng cách cực gần từ chủ thể tới máy (tới mặt film hay sensor) rất gần. Điều này cho phép tối đa kích cỡ của chủ thể trên mặt film (hay sensor). Các loại OK trên cho tỉ lệ ảnh macro là 1:1. Một số hình ảnh từ các OK trên.
Do được thiết kế chuyên cho ảnh Macro, chất lượng ảnh rất trong và sắc nét. Nhưng thường thì các loại này chỉ dùng cho ảnh macro, nếu dùng cho mục đích khác không được hoàn hảo lắm. Thí dụ như nhiều người cho rằng OK Canon 100mm hay Tamron 90mm có thể chụp chân dung nhưng thực tế cho thấy độ bén không cần thiết cho thể loại này sẽ gây khó chịu khi gặp người mẫu có da mặt hơi… nhám, sẽ rất tốn công khi xử lý hậu kỳ.
Cũng có những OK khác cho phép vào gần chủ thể nhưng tỉ lệ là 1:2 hay hơn. Các loại OK này thì là tích hợp, không phải chuyên dùng nên chất lượng ảnh dĩ nhiên không bằng loại chuyên dùng.
2/. Đảo đầu ống kính (stacking lenses):
Đây là phương án được sử dụng từ rất lâu. Các tay máy dùng một ống tele rồi sau đó dùng ống normal (50mm) có khẩu nhỏ (1.4 hay 1.8…) đảo ngược đầu ráp vào ống tele đó. Để nối hai OK lại với nhau, người ta dùng một khớp nối (adapter ring) để nối chúng lại. Ring đảo đầu có hai vòng răng tương ứng với kích cỡ của hai đầu hai ống kính đó. Phương pháp này tương đối rẻ tiền nhưng khá hiệu quả. Chất lượng ảnh tương đối tốt. Hạn chế của phương pháp này là khó canh nét, DOF rất mỏng. Về nguyên tắc thì ống kính đảo ngược có tác dụng như một thấu kính hội tụ, phóng lớn ảnh trước khi vào OK chính.
Để canh nét chúng ta xoay vòng lấy nét của ống thuận. Cách thứ hai là tịnh tiến máy vào chủ thể. Có lẽ cách thứ hai là dễ hơn vì việc lấy nét của cách đảo OK này rất khó, chủ thể thường sẽ nằm rất gần máy.
Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp đảo đầu OK với máy P&S. Chế một ống tube gắn vào body máy P&S. Độ dài tube thích hợp sao cho khi zoom OK chính vẫn an toàn. Đầu tube kia gắn với ring đảo đầu mà tôi đã nhắc ở trên.
Độ phóng đại của cách này tương đối khá lớn. Chúng còn tuỳ thuộc vào tiêu cự của hai OK sử dụng. Chúng tôi nhận thấy độ phóng đại tỉ lệ thuận với tiêu cự OK thuận và tỉ lệ nghịch với tiêu cự OK ngược. Thông thường thì người ta dùng OK 50mm cho ống ngược nhưng có lần tôi dùng ống 28mm làm ống ngược thì độ phóng đại tăng lên nhiều nhưng ảnh sẽ bị đen rìa ngoài tạo thành ảnh hình tròn. Phải crop vuông ảnh lại ở hậu kỳ.
Ảnh từ bộ Tamron 90mm và Canon 85mm. Ảnh đã crop bớt nhưng lần đầu dùng bộ OK đảo đầu, tôi không ngờ nó lên cũng khá khá: hạt đường
3/. Chụp ngược ống kính:
Cách này là dùng một vòng chuyển đổi (reverse ring) có một đầu gắn vào thân máy ảnh, đầu kia gắn vào phía trước của ống kính. Nguyên tắc cũng gần như cách thứ 2 đó là phóng to ảnh rồi đưa vào mặt film (hay sensor). Chất lượng ảnh nói chung không tốt. Hay bị mờ và tối ở 4 góc. OK phải có vòng đóng khẩu độ bên ngoài mới đóng được khẩu độ khi chụp.
Việc lấy nét cũng rất khó, chúng ta chỉ nên tịnh tiến máy vào chủ thể cho đến khi thấy ảnh rõ nhất. Ảnh thường sẽ rõ nhất ở tâm ảnh sau đó thì mờ ra phía bốn góc. Ảnh chụp xong phải crop lại cho cân đối.
Chụp đảo đầu OK hay chụp ngược ống kính thường chỉ giúp phóng đại ảnh. Việc bố cục sẽ diễn ra ở hậu kỳ là chủ yếu. Hai phương pháp 2 và 3 tuy không phải mất tiền nhiều để đâu tư nhưng rất tốn công khi chụp. Đòi hỏi người chụp phải hết sức kiên nhẫn. Chúng sẽ không thích hợp với những bạn mới tập chụp macro, dễ làm nản chí Qua những tấm ảnh của các chuyên gia mà tôi đã từng được xem, tôi nhận thấy ảnh macro đẹp dựa trên những tiêu chí như sau: Ánh sáng, bố cục, màu sắc và quan trọng nhất theo tôi đó là việc khống chế DOF một cách hiệu quả. Hai cách chụp 2 và 3 nêu trên rất khó cho chúng ta kiểm soát DOF. Phải thật kinh nghiệm mới có thể có DOF khi dùng OK đảo ngược hay chụp ngược.
4/. Dùng ống nốI TUBE:
Ống tube chỉ là một ống nối rỗng. Một đầu gắn vào thân máy, đầu kia gắn vào đuôi ống kính. Nôm na ống Tube sẽ nằm giữa thân máy và OK. Nguyên tắc của ống nối là đưa hệ thống thấu kính của Ok ra xa bề mặt film, khiến ảnh của chủ thể to hơn. Phương pháp này cho phép đưa máy vào gần chủ thể (gần hơn khoảng cách cực cận của OK) điều này giúp ảnh được phóng đại trên bề mặt film nhưng cũng khiến cho khoảng rõ cực xa (vô cực) bị kéo lại gần tức là chúng ta không thể lấy nét khi máy nằm xa chủ thể.
Chất lượng ảnh xem như là đạt cao nhất so với các cách phóng đại khác vì ánh sáng từ chủ thể vào trực tiếp lên bề mặt film mà không qua một thấu kính nào khác. Ảnh sẽ chất lượng như dùng OK đó, chỉ có khác là DOF sẽ mỏng hơn. Trong các cách phóng đại có trang thiết bị gắn thêm vào OK thì đều bị mất khẩu khi đo sáng. VớI ống tube, khẩu bị mất sẽ tỉ lệ thuận với chiều dài của ống tube. Thí dụ ống Tube 25mm sẽ bị mất 2 khẩu khi đo sáng. Người ta đã tính rằng nếu chiều dài của ống tube bằng với tiêu cự OK (focal length) thì ảnh sẽ có tỉ lệ thực tức là 1:1 _ hoàn toàn mang tích chất ảnh macro.
Nếu có thể chọn, chúng tôi khuyên các bạn chọn một OK có tiêu cự khá dài, cộng với tube dài chúng ta sẽ có thể có những sản phẩm đẹp hơn. Với OK dài (tele) chủ thể sẽ hút về ảnh, phông sẽ mờ đẹp và chúng ta có đủ khoảng cách cực cận (khi mà gắn tube ) dễ thao tác khi chụp hơn. Thí dụ như khi tôi gắn Tube 25mm vào ống 18-55mm, chỉ có thể lấy nét dễ dàng khi để ở tiêu cự từ 30mm đến 55mm; ở 18mm chủ thể gần như chạm vào mặt trước của thấu kính.
Với loại Tube cùng nhãn hiệu với thân máy sử dụng (hay là loại FOR cho đúng thân máy) thì máy có khả năng đo sáng và tự động lấy nét khi chụp (lưu ý là máy chỉ có khả năng lấy nét tự động khi khẩu dưới 5.6 – có nghĩa là với loại OK có độ mở 2.8, khi gắn các loại Tube dưới 25mm chỉ mất dưới 2 khẩu, máy có khả năng lấy nét tự động; trên nữa thì máy không AF được). Các loại Tube này có mạch nối tiếp liên lạc giữa thân máy và OK. Tuy nhiên với máy Canon, khi gắn tube khác nhãn/ không có mạch tiếp giữa thân máy và OK máy vẫn có khả năng đo sáng.
Sử dụng ống tube.Như các bạn đã biết. Khi gắn ống tube là chúng ta đưa hệ thống thấu kính ra xa mặt film khiến ảnh được phóng to ra hơn. Điều này cũng kéo theo việc đưa lỗ hở của khẩu độ ra xa mặt film - việc này làm ảnh sẽ bị mờ đi.
Không phải ống kính nào cũng có thể sử dụng chung với tube. Có nhiều ống khi gắn tube sẽ cho ảnh bị cong, méo ở bốn góc, mất nét rìa...Thường thì chỉ nên sử dụng cho tiêu cự 50mm trở lên.
Một cách đẩy hệ thống thấu kính ra xa mặt film là dùng Extension Bellow:
5/. Dùng Tele Converter:
Một cách khác để phóng ảnh là sử dụng Tele Converter. TC là một hệ thống thấu kính cho phép tặng tiêu cự của ống kính lên. Độ phóng đại tính trên số lần phóng đại của TC: 1.4x; 1.7x; 2x; 3x.....
Có nghĩa là nếu dùng ống 105mm với TC 2x, ta có một hệ thống OK 210mm.
Giống như Tube, một đầu TC cũng gắn vào thân máy, đầu kia gắn vào OK. Dùng TC cũng bị mất khẩu như TUBE. Ở TC 1.4x và 1.7x (1.7 chỉ có ở Nikon) chúng ta bị mất 1 khẩu và ở TC 2x chúng ta mất 2 khẩu
Ảnh chụp với OK và TC sẽ bị mất chi tiết và mờ hơn là dùng OK và Tube vì ánh sáng phải đi qua hệ thống thấu kính của TC. Chất lượng ảnh cũng còn tuỳ thuộc vào chất lượng và sự tương thích của TC. Dĩ nhiên là đồng bộ OK và TC là tối ưu.
Với loại máy P&S cũng có TC. Nhưng để gắn TC, phải dùng thêm một adapter nối nữa. TC này nằm ngoài OK và cũng có tác dụng phóng ảnh.
(bài viết của VPT và Ravic)
-Chất liệu cao cấp, độ bền cao
-Thiết kế tối ưu, thông minh, dễ dùng
-Có hiệu quả sử dụng tốt trong mọi trường hợp
-Tương thích tốt với tất cả các camera khác nhau
-Thương hiệu cao cấp